MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời Có Nghĩa Là Gì?
Thứ Ba, Ngày 15 tháng 8-2017

Giải Đáp và Hướng Dẫn, Lm. Phi Quang

Hỏi: Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời có nghĩa là gì?
 
Đáp:

Sự kiện Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời là một tín điều buộc mọi tín hữu Công Giáo phải nắm giữ. Tín Điều này đã được định tín vào ngày 1 tháng 11 năm 1950.

Ngày 1 tháng 5 năm 1946, Đức Piô XII gửi tới tất cả các giám mục trên thế giới một thông điệp, mang nhan đề Deiparae Virginis, với hai vấn nạn: Ngài có thể tuyên tín việc Đức Mẹ Lên Trời hay không, và các giám mục cùng với cộng đoàn Dân Chúa có muốn tuyên tín không? Hầu hết các thư trả lời cho hai vấn nạn trên đều ủng hộ (trong số 1181 Giám Mục chính toà chỉ có 22 vị không đồng ý, nhưng chỉ có 6 vị là hồ nghi đó có phải là chân lý mạc khải hay không, chỉ có 3 trong số 206 Đại Diện Tông Tòa, 5 trong số 381 Giám Mục Hiệu Tòa không đồng ý). Và sau cùng, ngày 1 tháng 11, Lễ Các Thánh năm 1950, Đức Thánh Cha Piô XII, với tông hiến Munificentissimus Deus (MD), đã long trọng tuyên bố tín điều Đức Mẹ Linh Hồn và Xác Lên Trời.

Tín Điều ấy có ý nghĩa gì?

Trong tông hiến Munificentissimus Deus, Đức Thánh Cha Piô XII đã long trọng tuyên bố rằng: "Đức Maria, Mẹ Vô Nhiễm của Thiên Chúa, Đấng Trọn Đời Đồng Trinh, sau cuộc sống trần gian này, đã được phúc vinh quang Thiên Đàng cả linh hồn và thân xác."

Với lời tuyên tín này, Đức Thánh Cha đã viết trang sử cuối cùng cho một truyền thống nhiều thế kỷ về niềm tin của Giáo Hội về việc Đức Mẹ Lên Trời. Công Đồng Vaticanô II đã nhắc lại niềm tin này khi viết: "Sau cùng, được gìn giữ tinh sạch khỏi mọi vết tội nguyên tổ và sau khi hoàn tất cuộc đời dưới thế, Đức Nữ Trinh Vô Nhiễm đã được đưa lên hưởng vinh quang lên trời cả hồn lẫn xác, và được Thiên Chúa tôn vinh làm Nữ Vương vũ trụ để nên giống Con Ngài trọn vẹn hơn, là Chúa các chúa, Đấng đã chiến thắng sự chết và tội lỗi" (Lumen Gentium, 59). Việc Mẹ được đưa lên trời là sự dự phần đặc biệt vào sự phục sinh của Con mình, và là một sự thực hiện trước của cuộc đời sống lại của các Kitô hữu khác (xem Giáo Lý Công Giáo, số 966).

Nói Mẹ Lên Trời (Assumption) hay Mẹ Mông Triệu, có ý phân biệt với việc Chúa Lên Trời (Ascension) hay Thăng Thiên. Đức Mẹ được Thiên Chúa cất nhắc lên trời, còn Chúa Giêsu, Ngài lên trời do quyền năng riêng của Ngài.

Mặc dù không có những trích dẫn Thánh Kinh trực tiếp nói về việc Đức Mẹ Lên Trời, nhưng Đức Thánh Cha Piô XII đã quả quyết trong Tông Hiến Munificentissimus Deus rằng: Thánh Kinh là nền tảng tối hậu cho chân lý này. Chính Chúa Giêsu, các thánh sử, và các giáo phụ nhấn mạnh nhiều lần sự quan trọng chính yếu của cuộc phục sinh của Chúa Kitô như là một chứng tá biểu lộ quyền năng của Thiên tính Chúa, như là một bảo chứng sự chiến thắng trên tội lỗi, ma quỉ và sự chết. Thánh Phaolô đã viết: "Nếu Chúa Kitô không phục sinh, sự giảng dậy của chúng tôi, và đức tin của anh chị em là điều vô nghĩa... Nếu kẻ chết không sống lại, Chúa Kitô cũng chẳng phục sinh... Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Chúa Kitô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người" (xem I Cor 15:14-22).

Lời Thánh Kinh trên đây là nền tảng cho niềm tin vào sự phục sinh của con người. Chúng ta cũng cần bằng chứng cho sự phục sinh tiền phong (thực hiện trước ngày Tận Thế) của Mẹ Maria. Đức Thánh Cha Piô XII đã dựa trên Lk 1:28 và 42: "Mừng vui lên, hỡi Đấng Đầy Ân Sủng, Thiên Chúa ở cùng Trinh Nữ... Trinh Nữ được chúc phúc hơn các người phụ nữ..." Theo Đức Piô XII, sự đầy ân sủng được ban cho Đức Trinh Nữ Maria chỉ được hiện thực qua cuộc lên trời (xem MD 27).

Không phải khoa thần học nhưng chính bằng chứng của Thánh Kinh đã quả quyết Đức Maria liên kết mật thiết với Chúa Giêsu Con của Mẹ và luôn luôn chia sẻ thân phận của Chúa (xem Munificentissimus Deus, 38). Thánh Phaolô quả quyết với tín hữu Rôma rằng, qua Phép Rửa, họ được liên kết với Chúa Kitô và chia sẻ cuộc chiến thắng của Ngài trên tội lỗi (xem Rm 6:4-13). Mẹ Maria đã được nên giống Chúa Kitô trong cuộc chiến thắng này bắt đầu với đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội. Chính tội lỗi và hình phạt do tội (phải chết và thân xác hư nát) đã trì trệ việc khải hoàn chung kết của các Kitô hữu khác. Điều này hiểu ngậm rằng bất cứ ai hoàn toàn thoát tội, như Chúa Kitô, sẽ được tự do không bị ràng buộc vào sự trì hoãn phục sinh, như Chúa Giêsu đã phục sinh. Chắc chắn Mẹ Maria cũng được hưởng luật trừ này, và hình ảnh của Sách Khải Huyền ám chỉ về Mẹ: "Một điềm lạ vĩ đại xuất hiện trên trời, một Người Nữ mặc Mặt Trời..." (Rev. 12:1). Đa số đồng ý rằng Thánh Gioan đã có ý diễn tả Giáo Hội vinh quang khi nói về hình ảnh Người Nữ
này. Nhưng Ngài cũng có ý nhân cách hóa Giáo Hội trong Mẹ Maria, hình ảnh cánh chung của Giáo Hội (the eschatological image), đã tiên hưởng vinh quang mà sau này Giáo Hội sẽ tận hưởng.

Một tư tưởng hàm chứa trong Thánh Kinh, và minh nhiên suy diễn trong các bản văn của Giáo Phụ, có ý nói đến mầu nhiệm Lên Trời đó chính là hình ảnh Mẹ Maria, một Evà mới. Ba lần trong bản văn công bố tín điều, Đức Thánh Cha Piô XII đã nói đến hình ảnh Evà này (MD 27, 30, 39). Sự liên kết giữa Adong và Evà trong sự bất tuân để rồi mang đến cái chết và tội lỗi cho nhân loại. Sự cộng tác hữu hiệu của Mẹ Maria với Chúa Giêsu trong công cuộc cứu thế bằng đức vâng lời thánh thiện hoàn hảo. Do đó Mẹ cũng được chia phần vinh quang với Chúa Kitô trong sự phục sinh vinh quang chiến thắng tội lỗi và sự chết.

Đức Thánh Cha Piô XII cũng nhắc đi nhắc lại chức vị của Mẹ là Mẹ Thiên Chúa như là lý chứng thần học về đặc ân Lên Trời cả hồn lẫn xác (MD 6, 14, 21, 22, 25). Ngài đã áp dụng lời trong sách Huấn Ca "Quả thật người ta chỉ được vẻ vang lúc cha mình được tôn kính; và con cái phải ô nhục khi mẹ mình bị khinh chê" (Sir 3:11). Chúa Kitô có một tình yêu độc đáo và cá biệt đối với Mẹ Maria nên không thể nào để Mẹ của Ngài chịu sự hư nát như bất cứ người tội lỗi nào khác. Ngay từ thời Giáo Hội sơ khai, các Giáo Phụ đã biện hộ bênh vực thiên tính của Chúa Kitô Con của Mẹ khi bênh vực cho sự đồng trinh trọn đời của Me, sự miễn nhiễm đau đớn khi sinh con như là hậu quả của tội. Một cách tiêu cực, giành trước cho Mẹ khỏi phải chết và hư nát, và một cách tích cực, Mẹ được kết hợp với Thiên Chúa cả hồn lẫn xác sau khi mãn cuộc sống ở trần gian này. Đức công bằng của Thiên Chúa không áp đặt hình phạt (đau đớn, chết, hư nát) trên người vô tội, vì Ngài phán: "Mạng sống nào cũng thuộc về Ta; mạng sống của cha cũng như mạng sống
của con đều thuộc về Ta. Ai phạm tội, kẻ ấy phải chết" (Ez 18:4). Tóm lại, Chúa Giêsu yêu Đức Maria là Mẹ của Ngài và kết hợp với Mẹ trong vinh quang, điều đó thích hợp cho việc một người nữ Ngài đã tạo dựng vô nhiễm tội, một người Ngài đã chọn làm Mẹ mình, thì cũng giống như Ngài, hoàn toàn chiến thắng sự chết trong việc Mẹ Lên Trời như chính Ngài đã chiến thắng tội lỗi và sự chết trong cuộc Phục Sinh của Ngài.

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Cn 3982: Thiên Thần Tại Linh Địa Akita (1) (1/11/2018)
Tin/Bài khác
Lễ Truyền Tin: Xin Vâng Như Mẹ Maria (3/24/2023)
Cn 3922: Cuộc Hiện Ra Của Đức Bà Thành Công (our Lady Of Good Success) #2 (7/25/2017)
Cn 3921: Đức Bà Thành Công (our Lady Of Good Success) (7/21/2017)
Câu Chuyệ̣n 6: Nhờ Ơn Đức Mẹ Mà Hết Què (3/29/2017)
Câu Chuyệ̣n 1: Hãy Tin Tưởng Mẹ Maria (3/28/2017)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768