MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Suy Niệm Lễ Truyền Tin (3/2009)
Thứ Ba, Ngày 26 tháng 3-2019
Giuse đón Maria về theo kế hoạch của Thiên Chúa

Trong trình thuật truyền tin cho Maria (x. Lc 1, 26-38), Yuse được
nhắc đến như là một người thuộc dòng dõi vua Đawit, đã đính hôn với
Maria (x. Lc 1, 27).
Việc nhắc tên Yuse chỉ nhắm đến việc liên hệ của
ông với dòng tộc vua Đawit, còn việc đã đính hôn với Maria không được
nhấn mạnh.
Ở câu 32 và 33 của đoạn truyền tin nói rõ đến việc người
con Maria sẽ sinh thuộc dòng tộc Đawit và sẽ là vua thuộc nhà Đawit
trị vì vương quốc vĩnh viễn như lời ngôn sứ Nathan đã nói trong sách
thứ hai Samuel. Nhưng lại khẳng định, người con đó được tác sinh bởi
“Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp
bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” Lc 1, 35), chứ hòan tòan không bởi Yuse.

 

Một bạn trẻ thắc về tính pháp lý của lời Fiat của Maria như sau: Theo
bản dịch của Nhóm Phụng vụ các giờ kinh thì đức Mẹ đã “thành hôn” với
Yuse, tức là đã trở thành người của Yuse, mà theo luật Do Thái, người
vợ được xem như là của cải của người chồng. Ngay trong luật Thiên Chúa
truyền cho Môsê phải nói cho dân cũng xếp người vợ chung với những của
cải của người chồng như nhà cửa, tối tớ, bò lừa … “Ngươi không được
ham muốn nhà người ta, ngươi không được ham muốn vợ người ta, tôi tớ
nam nữ, con bò con lừa, hay bất cứ vật gì của người ta”(Xh 20, 17).
Nếu đã thành hồn thì rõ ràng Maria Fiat là phạm luật, và Thiên Chúa mời gọi Maria làm như thế cũng phạm luật luôn.



Thật ra đây là vấn đề tìm cách diễn ý trong dịch thuật mà thôi. Nhóm
Phụng vụ các giờ Kinh muốn dựa theo phong tục của người kinh để trình
bày tính pháp lý (lại pháp lý) của Chúa Yêsu sau khi được sinh ra. Nếu
chỉ “đính hôn” thì con của Maria không chắc là con của Yuse. Nhưng khi
đã “thánh hồn” thì chắc chắn người con đó là con của Yuse, và như vậy
thuộc dòng tộc vua Đawit. Cha Yuse Nguyễn Thế Thuấn, CSsR thì dịch là
“đính hôn”. Các cha giáo dạy Thánh kinh cũng xác nhận chữ gốc tiếng Hy
Lạp là “đính hôn”.
Theo phong tục của người Do Thái, nếu con của người
nữ đã đính hôn, mà không bị người đính hôn với mình tố giác là ngoại
tình thì người con đó sẽ là người con hợp pháp của người nam đã cùng
đính hôn đó. Thật ra các dân tộc thiểu số ở Việt Nam như Jarai, Bahnar
cũng như vậy. Chỉ cần “djă kong” (đám hỏi) xong, tuy chưa được chung
sống, mà lỡ có con, mà người nữ không bị tố cáo gian dâm thì người con
đó được luật tục công nhận là con của cả hai người. Còn riêng về bản
văn gốc khi diễn tả tình trạng của Maria và Yuse là “đính hôn” là có ý
cho thấy Đức Mẹ còn có cơ hội chọn lựa khác, chưa bị ràng buộc hoàn
toàn, còn có quyền tự do quyết định. Người đính hối rồi vẫn có thể từ
hôn ! Nhờ vậy mà lời Fiat của Maria không có vấn đề gì về pháp lý.
lẽ mong có một bản văn dịch dễ hiểu, không cần chú giải, các dịch giả
đã tước đi quyền tự do còn lại của Maria về mặt pháp lý như người bạn trẻ đã đặt thành vấn đề.

 

Cho đến hôm nay, đa số đã nhìn nhận việc Đức Mẹ thụ thai bởi phép Chúa
Thánh Thần đã được Đức Maria tâm sự cho Yuse biết trước khi sứ thần
bào tin cho ông rồi. Còn việc Yuse là người công chính lại tìm cách
lìa bỏ Maria cách kín đáo (x. Mt 1, 19) thì có thể hiểu đơn giản là
Yuse không thể nhận thai nhi đó là con mình và chung sống với Maria,
vì như thế là tiến quyền Thiên Chúa, phạm Thánh; còn nếu tố cáo Maria
ngoại tình thì Yuse đã mắc tội vu khống, vì đã biết rõ Maria mang thai
ở Chúa Thánh Thần. Ở hoàn cảnh đó, Yuse chọn giải pháp an toàn cho kế
hoạch của Thiên Chúa và người nữ Sion Người đã tuyển chọn, cùn chấp
nhận mang tiếng là không đàng hoàn, nghiêm túc với Maria nên đã bỏ
trốn.

Đó là suy luận của con người theo cách con người tự hào rằng có thể
cộng tác với Thiên Chúa trong kế hoạch của Người. Nhưng trong việc
này, có vẻ Thiên Chúa quyết liệt thực hiện cho bằng được kế hoạch của
Người bằng cách thức của Người, nên Người đã truyền tin cho Yuse (x.
Mt 1, 18-24). Và khi biết rõ ý định của Thiên Chúa thì Yuse “khi tỉnh giấc, làm như sứ thần Chúa dậy và đón vợ về nhà” (Mt 1, 24)

 

Tôi tưởng tựơng khi đón Maria về, Maria nói với Yuse:

-         Sao anh liều vậy?

-         Sứ thần Chúa – Đức Chúa – đã ban tin cho anh rồi và bảo anh đón em về nhà!

-         Sứ thần – Maria hỏi – cũng báo tin cho anh?


Lời Yuse nói “sứ thần Chúa đã báo tin cho anh rồi” quan trọng với
Maria hơn việc Yuse đón Maria về nhà, bởi chính Thiên Chúa làm tan đi
mọi lo sợ trong lòng Yuse (những người yêu nhau, họ lo về nổi buồn của
người kia nhiều hơn nghĩ về thân phận của mình), và bởi tiếng Fiat của
mình là đúng đường lối Chúa chứ không bồng bột nhất thời, ham vui như người lớn vẫn chê giới trẻ hôm nay.


 Việc Yuse đón Maria về nhà một lần nữa nói với Maria rằng: "Thánh Thần
sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà”
(Lc 1, 35), nghĩa là kế hoạch của Thiên Chúa, chính Người sẽ sắp xếp và hòan thành bất chấp những rủi ro do con người gây ra.

 

An Thanh, CSsR



BÀ ELISABETH CÓ VAI TRÒ GÌ TRONG BIẾN CỐ TRUYỀN TIN?

Biến cố truyền tin cho Đức Maria diễn ra nhẹ nhàng và nhanh chóng. Đức
Maria chỉ có mỗi một thắc mắc (x. Lc 1, 34) và được giải đáp (x. Lc 1,
35-37), thế là Fiat: “Này tôi là tôi tá Chúa, xin thực hiện cho tôi như lời Ngài vừa nói” (Lc 1, 58)


 Maria hoàn toàn tin vào giá trị của lời giải thích: "Thánh Thần sẽ ngự
xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà” (Lc 1,
35a), tức tin là Đấng Tối Cao của Abraham, của Môsê, của Đawit sẽ làm,
chứ không phải Maria sẽ phải tự làm. Sự ưng thuận hôn nhiên và mau lẹ
như con trẻ đáp lại lời cha mẹ, như một đối tác ứng thuận với một đối
tác mà mình đã có kinh nghiệm người đó đáng tin tuyệt đối. Ngay lúc
ưng thuận, chắc Maria không suy nghĩ gì khác hơn việc Chúa sẽ làm trên
cuộc đời mình và đó là điều con cái
Israel ước mơ. Nhưng có lẽ khi sứ
thần đã giả biệt ra đi thì những tính toán, đắng đo mới ập tới.
Việc vội vả lên đường đi thăm viếng bà Elisabeth, người chị họ đã già
rồi mà lại đang mang thai, không đơn thuần là một cử chỉ yêu người hay
hành động mang Chúa Yêsu đến cho người khác như các giờ lần chuổi
chúng ta vẫn suy gẫm. Nếu vì bác ai hay tình nghĩa ruột rà, chắc Maria
đã lên đường sớm hơn, vì bà Elisabeth đã có thai sáu tháng, chuyện này
có lẽ Maria và gia đình đã được dòng họ thông báo. Việc sứ thần nhắc
bà Elisabeth có thai không phải là báo tin cho Maria biết, mà là nêu
ra một bằng chắng rằng “đối với Thiên Chúa, không có gì không thể làm
được’ (Lc 1, 37). Còn việc mang Chúa Yêsu giới thiệu với người khác ở
hoàn cảnh vừa Fiat thì hơi bị sớm, vì chính lúc đó, Maria cũng chưa
thể hình dung chính xác Yêsu con lòng mình là anh và sẽ như thế nào
cách cụ thể ngoài việc nghe sứ thần nói Ngài là Đấng Thánh, Con Đấng Tối Cao (x. Lc 1, 35)


 Nhưng nếu nói Maria chạy trốn thì quá đáng và quá coi thường Mẹ của
chúng ta.
Đơn giản là Maria đến với bà Elisabeth, một người đã có kinh
nghiệm về ơn Chúa và được thụ thai bởi lời Chúa phán truyền (x. Lc 1,
11-20), để được chia sẻ với người đồng cảnh ngộ và cùng với người chị
vong niên tạ ơn Thiên Chúa cũng như học cách thức ứng xử với huyền nhiệm lớn lao này.


 Điều rõ nhất làm cho chúng ta thấy như vậy là khi nghe những lời bộc
bạch của bà Elisabeth, Maria đã cất tiếng hát khen Thiên Chúa (x. Lc
1, 46-55).
Nếu như lời Fiat của Maria là một lời “chín mùi” cả
tâm-ý-thân thì bài ca Magnificat đã được cất lên hợp tấu với sứ thần
Gabriel ngợi khen Thiên Chúa rồi.
Lời Fiat của Maria là lời một lần
cho mãi mãi, và chính Thiên Chúa là tác nhân làm cho lời ấy tròn đầy lên mỗi ngày và hiện hữu qua muôn thế hệ.


 Cách đây gần 20 năm, nghe một sư huynh người Pháp thuộc cộng đoàn
Teizé chia sẻ - khi nghe bà Elisabeth nói bởi đâu tôi được thế này là
Mẹ Chúa tôi đến với tôi (x. Lc 1, 43) là lần thứ hai Maria nghe tước
vị Mẹ Thiên Chúa chỉ cho mình, lần đầu do sứ thần Gabriel truyền tin -
tôi rất thích ý tưởng đó. Đọc kỷ lại cả đoạn, chúng ta lại thấy bà
Elisabeth không nói một cách tùy hứng, ca tụng nhau chút xíu cho vui,
mà trong quyền năng Chúa Thánh Thần, bà đã công bố như thế (x. Lc 1,
41-42). Đó là cách Thiên Chúa xác nhận những gì Thiên Chúa đã nói thì
Người đã làm.
Chắc chắn tin Maria mang thai Con Thiên Chúa, không ai
trong loài người biết để báo trước cho bà Elisabeth. Điều này cho thấy
chính Thiên Chúa đã dùng bà Elisabeth, một người đang có kinh nghiệm
được Chúa viếng thăm, xác nhận kế hoạch của Thiên Chúa đang xảy ra như những gì Maria đã nghe và đã ưng thuận.

 

Phúc cho Maria tin, nhưng gì Thiên Chúa đã nói đang được thực hiện nơi Maria! (x. Lc 1, 45)


 An Thanh, CSsR

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài khác
Cn 3982: Thiên Thần Tại Linh Địa Akita (1) (1/11/2018)
Cn 3922: Cuộc Hiện Ra Của Đức Bà Thành Công (our Lady Of Good Success) #2 (7/25/2017)
Cn 3921: Đức Bà Thành Công (our Lady Of Good Success) (7/21/2017)
Câu Chuyệ̣n 6: Nhờ Ơn Đức Mẹ Mà Hết Què (3/29/2017)
Câu Chuyệ̣n 1: Hãy Tin Tưởng Mẹ Maria (3/28/2017)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768