SUY NIỆM PHÚC ÂM CHÚA NHẬT
THĂNG THIÊN NĂM C Lc
24,46-53
ĐƯỢC ĐEM LÊN TRỜI
Lễ Chúa Thăng
Thiên là một lễ trọng cho loài người.
Thân xác của Chúa Giêsu đã chết,
nhưng được phục sinh.
và bắt đầu được
hưởng vinh quang thiên quốc.
Chúa phục sinh hiện ra với các
môn đệ nhiều lần
để củng cố đức
tin và dạy dỗ họ (Cv 1,3).
Rồi có một ngày, Ngài nói lời
chia tay.
Từ nay Ngài sẽ không hiện ra với
họ nữa.
Ngài về với thế giới của
Thiên Chúa Cha.
Giờ đây Ngài mới được
hưởng vinh quang trọn vẹn
khi ngự bên hữu Thiên Chúa toàn
năng.
Lễ Chúa Thăng Thiên là một lễ
trọng cho loài người,
vì Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa làm người,
đã vào Nước Trời với
thân xác phục sinh của mình,
với toàn bộ nhân tính đã được
biến đổi của mình.
Giờ đây trong thế giới của
Thiên Chúa,
có sự hiện diện của một
người anh em với chúng ta,
đó là Chúa Giêsu phục sinh với
những dấu đinh.
Ngài là con người đầu tiên
được vào Nước Trời.
Ngài là Đầu, mở cửa cho cả
nhân loại đi vào Nước Cha.
Mừng kính lễ Chúa Thăng Thiên
là mừng sự thành tựu của
một con người mang tên Giêsu.
Giêsu ấy có thân xác như ta, sống
phận người long đong,
nhọc nhằn loan báo Tin Mừng cho
người nghèo,
và cuối cùng chết thảm thiết
trên thập giá.
Giêsu ấy đã được Thiên
Chúa Cha tôn vinh,
và trở nên niềm hy vọng cho những
ai đang vất vả ở đời.
Chúng ta tin đời mình sẽ có một
kết cục tươi tắn,
sẽ có một chỗ bên cạnh Giêsu,
Đấng mình đã tin và theo.
Chúa Giêsu về trời cả hồn
lẫn xác,
nên lễ Chúa Thăng Thiên là lễ tôn
vinh thân xác con người.
Thế giới tiến bộ mạnh
mẽ về khoa học kỹ thuật
nhưng thân xác lại bị coi khinh
dưới muôn ngàn cách thức.
Chính khi đòi tự do cho thân xác,
người ta lại làm thân xác thành
nô lệ.
Những cuộc chiến, những
xung đột, những ích kỷ,
đã cướp đi biết bao mạng
sống con người.
Cả những thai nhi cũng bị
từ chối quyền sống.
Thân xác không còn là Đền Thờ của
Thánh Thần (1 Cr 6,19).
Thân xác ô uế, không còn là chi thể của
Đức Kitô (1 Cr 6,15).
Chúa Giêsu về trời sau khi đã
hoàn thành sứ mạng Cha trao.
Ngài khép lại một Giai đoạn
của lịch sử cứu độ,
và Ngài mở ra một Giai đoạn
mới cho Giáo Hội.
Các môn đệ phải trở nên những
chứng nhân của Ngài.
Nhân danh Ngài, họ phải đi rao
giảng cho mọi dân tộc,
mời gọi người ta hối
cải để được ơn tha thứ (Lc 24,47).
Như thế, các môn đệ sẽ
tiếp nối công việc của Thầy.
Thầy đã làm cuộc xuất hành
lên Giêrusalem,
họ cũng phải làm cuộc xuất
hành từ Giêrusalem
đến mọi miền trên thế
giới.
Như Thầy Giêsu, họ sẽ không
tránh khỏi từ bỏ mình,
chịu nhục nhã, khổ đau, và
cái chết (Lc 9,23).
Điều khiến họ vững tâm
là Thánh Thần:
“Thầy sẽ gửi lời hứa
của Cha Thầy trên anh em” (Lc 24,49).
Như thế Thánh Thần là quà của
Cha, do Chúa Giêsu gửi đến.
Chúa Giêsu khuyên các ông cứ ở lại
Giêrusalem,
để chờ đợi biến
cố lớn lao này,
biến cố khiến họ được
mặc lấy sức mạnh từ trên cao.
Mừng lễ Chúa về trời
trong vinh quang,
chúng ta hiểu trần gian chỉ là
trạm dừng chân.
Ta sống trên đời như khách
hành hương về quê thật.
Thanh thoát với mọi hấp dẫn
mê hoặc của trần thế,
bình tâm sử dụng mọi sự
như phương tiện đưa ta về…
Chúng ta quý trần gian vì qua đó mới
vào được Nước Trời.
và muốn trần gian này thành hình bóng
của thiên quốc.
CẦU NGUYỆN
Lạy Chúa,
Con người hôm nay chênh vênh giữa
trời cao và vực thẳm,
Chúa đã cho chúng con tự do để
chọn
giữa thiện và ác,
giữa đồng cảm và vô cảm,
giữa chân lý và dối trá.
giữa tha thứ và hận thù,
giữa hiệp nhất và chia rẽ.
Chúa đã được giương
cao khỏi mặt đất,
và Chúa hứa sẽ kéo mọi người
lên.
Vậy mà chúng con hôm nay vẫn còn
chênh vênh!
Cuộc đời này có bao điều
hút chúng con xuống,
khiến chúng con cứ bị giằng
co nghiêng ngả.
Xin giúp chúng con buông bỏ những
đam mê trần tục,
để dám chọn điều Chúa
đã chọn trên Thánh Giá:
chọn khó nghèo, nhục nhã, chọn
tự hạ, khổ đau.
Nhờ sức mạnh cứu độ
của Thánh Giá Chúa,
xin đưa chúng con ra khỏi thế
đứng chênh vênh
để trọn vẹn thuộc về
Chúa.
Sr. Augusta
|