SUY NIỆM PHÚC ÂM CHÚA
NHẬT 5 PHỤC SINH NĂM C Ga 13,31-33a.34-35
HÃY
YÊU MẾN NHAU
Khi Giuđa bỏ phòng tiệc đi
ra thì trời đã tối (Ga 13,30).
Trong phòng chỉ còn Đức Giêsu và
các môn đệ.
Ngài gọi họ là “những người
con bé nhỏ” (Ga 13,33).
Đức Giêsu biết đã đến
giờ Ngài về với Chúa Cha,
giờ Ngài tôn vinh Cha bằng cái chết
trên thập giá.
Nhưng đây cũng là giờ Cha tôn
vinh Ngài,
cho Ngài được phục sinh và
đưa vào vinh quang.
Khi biết mình sắp chia tay các môn
đệ
Đức Giêsu muốn để lại
cho họ những điều tâm huyết.
Ngài lo cho sự sống của nhóm
môn đệ Ngài yêu.
Ngài nói: “Như Thầy đã yêu mến
anh em,
anh em hãy yêu mến nhau” (Ga 13,34).
Rõ ràng Đức Giêsu quan tâm đến
tình bạn nơi họ.
Yêu mến nhau trở nên điều
răn mới.
Mới vì đây là điều răn
tình yêu giữa các môn đệ,
chứ không phải giữa những
người thân cận hay kẻ thù.
Mới vì Đức Giêsu đòi môn
đệ phải yêu nhau
theo mẫu gương của Thầy,
yêu như Thầy đã yêu.
Không phải là yêu người thân cận
như yêu chính mình,
nhưng phải yêu như chính Thầy
đã yêu (x. Lv 19,18).
Trong bầu khí của cuộc chia ly,
Đức Giêsu đã yêu các môn đệ
đến cùng (Ga 13,1).
Đến cùng cả trong cường
độ lẫn thời gian.
Ngài yêu họ ở mức độ
cao nhất:
“Không có tình yêu nào lớn hơn tình
yêu
của người hiến mạng
vì bạn hữu của mình (Ga 15,13).
Tình yêu này được tỏ bày
trên thập giá.
Tình yêu hy hiến sẽ kéo dài đến
vĩnh cửu.
Cộng đoàn các môn đệ là cộng
đoàn của tình yêu (agapê).
Tình yêu ấy bắt nguồn từ
tình yêu Thầy Giêsu dành cho họ.
Tình yêu là nét đặc trưng của
nhóm môn đệ.
Chỉ cần thấy anh em yêu mến
nhau
người ta biết anh em là môn
đệ của Thầy (Ga 13,35).
Trong một thế giới còn nhiều
hận thù tranh chấp,
tình yêu giữa các môn đệ nổi
bật như một điểm sáng.
Khi thấy hình ảnh môn đệ yêu
thương nhau,
người ta sẽ nhận ra chính
Chúa.
Tình yêu được thể hiện
bằng hành động phục vụ.
Cộng đoàn yêu nhau là cộng
đoàn phục vụ nhau.
Thầy Giêsu đã cúi xuống rửa
chân cho các ông và cho Giuđa.
Ngài nói: “Như Thầy đã làm cho
anh em,
anh em cũng hãy làm như vậy…
Anh em cũng phải rửa chân cho
nhau (Ga 13,14-15).
Cộng đoàn yêu thương nhau là
cộng đoàn hiệp nhất.
Có nhiều đe dọa sẽ xảy
đến cho đàn chiên,
nhưng
Đức Giêsu đặc biệt xin Cha cho họ ơn
hiệp nhất.
Ngài xin Cha cho các môn đệ nên một,
nhờ đó
“thế gian sẽ nhận biết là
chính Cha đã sai Con” (Ga 17,23).
Yêu thương, phục vụ và hiệp
nhất trong cộng đoàn tín hữu
là điều quan trọng, làm cho lời
giảng trở nên đáng tin.
Đời thường của người
kitô hữu có tính truyền giáo.
Chính đời sống trong nhóm, trong
gia đình hay giáo xứ
lại là những dấu hiệu
loan báo Tin Mừng cách hữu hiệu.
Người ta nhận ra chúng ta là môn
đệ Chúa
không chỉ nhờ đeo thánh giá hay
làm dấu trước khi ăn,
hay qua những sinh hoạt hoành tráng
bên ngoài,
nhưng nhờ những dấu hiệu
nhỏ bé của yêu thương.
Làm sao chúng ta tìm ra những cách thức
mới
hấp dẫn hơn, để người
ta dễ nhận ra Chúa hơn.
Hiệp hành là con đường Giáo
Hội hôm nay phải đi
để cho thế giới thấy
khuôn mặt của Chúa.
LỜI NGUYỆN
Giữa một thế giới mê
đắm bạc tiền,
xin được sống nhẹ nhàng
thanh thoát.
Giữa một thế giới lọc
lừa dối trá,
xin được sống chân thật
đơn sơ.
Giữa một thế giới trụy
lạc đam mê,
xin được sống hồn nhiên
thanh khiết.
Giữa một thế giới thù hận
dửng dưng,
xin được chia sẻ yêu thương
và hy vọng.
Lạy Chúa Giêsu mến thương,
xin dạy chúng con biết cách làm chứng
cho Chúa giữa cuộc đời.
Xin giúp chúng con tìm ra những cách thức
mới
để người ta tin và yêu Chúa
hơn.
Ước gì hơn hai tỉ Kitô hữu
giữ được vị mặn
của muối và sức biến đổi của men,
để chúng con làm cho thế giới
này mặn mà tình người,
và cho trần gian này trở thành tấm
bánh thơm ngon.
Chỉ mong Thiên Chúa Cha được
tôn vinh
qua những việc tốt đẹp
chúng con làm
cho những người bé nhỏ.
|