GIẢI OAN CHO THIÊN CHÚA
Chung chung,
tín hữu chúng ta nghe đến “phán xét” ai cũng sợ, vì
thấy mình đã làm nhiều điều sai quấy, phạm
nhiều tội lỗi nghịch mắt Thiên Chúa. Với
tình trạng như vậy ra trước tòa phán xét thì nguy
to, số phận mình rồi sẽ ra sao đây, có
được lên Thiên đàng hay phải xuống Hỏa
ngục…?
Không tra cứu kỹ
nên đâm sợ là phải: chỉ tại vì người ta
dịch sát nghĩa đen chữ “jugement” là “phán xét”, do không
tìm được danh từ nào thích hợp và tiện lợi
hơn…, nên đành chịu, mà không ngờ danh từ ấy
còn có nghĩa khác, nghĩa rất tốt đẹp, vốn
là một ân huệ và một niềm an ủi Thiên Chúa ban
cho nhân loại!
Thật
vậy, danh từ “Phán xét” hay “xét xử” thật
ra có nghĩa là lập lại
sự công bằng: Một ngày kia, kẻ làm sự
ác sẽ bị phạt, chứ không như ở trần
gian Thiên Chúa làm thinh có vẻ như nhắm mắt làm
ngơ cho chúng làm điều ác vô tội vạ! Ngày ấy,
người làm sự lành sẽ được thưởng,
chứ không bị lơ bỏ hay bị oan khiên không kêu cứu
với ai được, chỉ biết ngửa mặt
lên trời mà than: “Ông trời ơi, ông có mắt không?”!
Cái “Ngày kia” đó là lúc
mà Thiên Chúa mặc khải cho nhân loại biết có “đời
sau”, ở đó sẽ có
thưởng công, phạt tội công minh và bất khả phục
hồi: Thưởng Thiên đàng cho kẻ làm lành, phạt Hỏa
ngục cho kẻ làm ác.
Bởi thế, thời
gian trước khi được mặc khải chân lý ấy,
người ta chỉ nghĩ rằng tất cả mọi
người dù lành hay dữ chết rồi đều
xuống Âm Phủ (tiếng Hip-ri: Sheol) nơi tăm tối,
sống vật vờ, bị Thiên Chúa quên bỏ…(x. St 37.35; Tv 6.6…)
Vậy thì suốt thời kỳ ấy không có sự
thưởng phạt hay sao?
Có chứ,
suốt thời kỳ chưa được mặc khải
có đời sau, chung chung người ta
tin có thưởng phạt, nhưng
thưởng hay phạt là ngay ở đời này và thường chỉ là bằng
vật chất: sống tốt, thì được
trường thọ, được giàu có, con cháu đầy
đàn v.v… Sống ác đức,
thì bệnh tật, nghèo đói, chết yểu v.v…:
-“CHÚA
xử tốt với tôi, bởi tôi sống ngay lành.
Người ban thưởng cho tôi, vì tay tôi trong sạch.” (Tv 18.21)
- 1 Đi
ngang qua, Đức Giê-su nhìn thấy một người mù
từ thuở mới sinh. 2 Các môn
đệ hỏi Ngài : “Thưa Thầy,
ai đã phạm tội khiến người này sinh ra
đã bị mù, anh ta hay cha mẹ anh ta ?”
- Ông Đanien thờ phượng Thiên Chúa, nên
được Thiên Chúa cứu, bị quăng vào hầm
sư tử mà không bị chúng xé xác (Đn 6.17-25); cũng có
ba anh em người Do Thái khác vì giữ lòng trung tín không
chịu thờ tượng thần ngoại giáo, nên bị
ném vào lò lửa (Đn 3.14-23) nhưng Thiên Chúa sai Thần
sứ cứu họ khỏi chết cháy.
Đọc xong
mấy tích ấy, chúng ta đâm ra thắc mắc: Sao
thời nay Thiên Chúa không cứu những kẻ tin
Người bị vu vạ cáo gian, bị bách hại,
bị tra tấn, bị giết cách bất công…?
Trên đây ta vừa xem, thời
xưa Thiên Chúa thưởng phạt ngay ở đời
này, còn từ khi Thiên Chúa mặc khải có đời sau,
Thiên Chúa dành thưởng phạt lại ở
đời sau, không mấy khi thưởng phạt nhãn
tiền ngay tại đời này, trừ vài trường
hợp đặc biệt…
Lý do
nào khiến Thiên Chúa để dành đến đời sau
mới thưởng công phạt tội?
Kinh Thánh cho biết: Những
đau khổ, những oan khiên bất công, bách hại Thiên
Chúa để xảy ra hay cho phép kẻ xấu gây ra ở đời
này là để ta có dịp lập công, tiến
đức:
“…Anh
em 5 là những người, nhờ
lòng tin, được …hưởng ơn cứu độ
đã sẵn sàng được mặc khải trong thời
sau hết. 6 Khi ấy,
anh em sẽ được hân hoan vui mừng, mặc dầu
(hiện nay) còn phải ưu phiền ít lâu giữa trăm
chiều thử thách, 7 nhằm
tinh luyện đức tin của anh em là thứ quý hơn
vàng gấp bội, - vàng là của phù vân, mà còn phải chịu
luyện trong lửa. …” (1 Pr 1.4-7).
Đó
là Thiên Chúa tôn trọng ta đấy mà ta đâu có biết?
Người muốn chúng ta được tự hào
rằng phần thưởng Thiên đàng là do công của
chúng ta lập được, chứ không phải là
một của bố thí Người phát cho.
Nhất là Người
muốn Vương quốc trên trời của
Người không chỉ có những ông thánh bà thánh bình
thường, nhưng phải có những bậc anh hùng,
những vị đại thánh! Người đời thường
nói : “Thời thế tạo anh hùng”, nếu đời
sống cứ êm đềm trôi bình lặng, ai cũng an
phận, thì đâu có cơ hội để tỏ mặt
những bậc anh hùng, những vị đại thánh…?
Chúng ta có khi nào
để ý đến một đoạn Kinh Thánh trưng
ra một cách xử sự xem ra hơi kỳ lạ
của Thiên Chúa như thế này không :
Satan tên cám dỗ,
hoành hành tác quái gây khốn khổ cho loài người và
đã thành công đưa biết bao người xuống
hỏa ngục, thế mà sau khi bị bắt và giam trong
ngục ít lâu lại được thả ra:
“Bấy
giờ tôi thấy một Thiên thần từ trời xuống,
tay cầm chìa khoá vực thẳm và một dây xích lớn. 2 Người bắt lấy Con Mãng
Xà, tức là Con Rắn xưa, cũng là ma quỷ hay Sa-tan,
và xích nó lại một ngàn năm. 3 Người
quăng nó vào vực thẳm, rồi đóng cửa và niêm
phong lại, để nó không còn mê hoặc các nước,
cho đến khi hết một ngàn năm ấy.
[…] 7 “Hết một ngàn năm ấy,
Sa-tan sẽ được thả ra khỏi ngục.
8 Nó sẽ ra đi mê hoặc các
nước ở khắp bốn phương thiên hạ…,
và tập hợp chúng lại để giao chiến
; số chúng nhiều như cát biển. 9 Chúng tiến
lên lan tràn khắp mặt đất, bao vây doanh trại dân
thánh và Thành Đô được Thiên Chúa yêu chuộng.”
(Kh 20. 1-3, 7-9)
Rõ ràng Thiên Chúa cho xảy ra cái
việc kỳ cục như vậy để làm thời
gian thử thách lòng kiên nhẫn và đức tin của dân
thánh…(x. Kh 13.10). Cũng như làm thời cơ Thiên Chúa tạo nên những
bậc anh hùng và đại thánh cho Nước Trời…
***
Loài người chúng ta
thì thường hay sốt ruột, cứ muốn Thiên Chúa
thưởng phạt ngay nhãn tiền ở đời này, nếu
không thì luôn miệng lẩm bẩm kêu trách: “Có Thiên Chúa không? Thiên Chúa có mắt không?”
Ngược lại, khi Thiên Chúa xét xử thưởng
phạt ngay tại đời này như nói trên, hay khi Thiên
Chúa bênh vực người lành, trừng phạt kẻ ác
nhãn tiền, thì người ta lại cho
là Thiên Chúa báo thù.
Đằng nào Thiên Chúa cũng bị hàm oan!
Đoạn
ngôn sứ Giêrêmya 11.18-23 là điển hình :
Ngôn
sứ Giêrêmya vì làm quán quân hô hào việc cải cách tôn giáo
để lấy lại sự tinh tuyền cho Đạo
Chúa, đã bị Dân Chúa và các vua chúa tồi tệ của
Dân ISRAEN làm cho sai lạc: dung túng việc thờ ngẫu
tượng, tà thần, tranh đua sống xa hoa, xấu
xa, trụy lạc, tội lỗi v.v… Việc
cải cách của ngôn sứ đã gây ra việc phá bỏ các
đền thờ địa phương (như Đnl
12.5; 2 V 23 đã thuật lại một số trường
hợp). Dân chúng tức giận, cách riêng dân chúng ở
Anatot, đồng hương với ông, họ âm mưu giết
ông:
“Thiên
Chúa cho tôi thấy âm mưu của chúng.
19 Phần con, con khác nào con chiên hiền
lành bị đem đi làm thịt, con đâu biết chúng
đang mưu tính hại con. Chúng bảo nhau :
“Cây đương sức, nào ta chặt nó đi, loại
nó ra khỏi đất dành cho kẻ sống, để
không còn ai nhớ đến tên tuổi nó nữa !”
Và ông quay sang cầu cứu Thiên Chúa:
“20 Nhưng, lạy ĐỨC
CHÚA các đạo binh,
Ngài xét xử công minh, Ngài thấu suốt tâm can
từng gang tấc:
con sẽ thấy Ngài phục thù trên chúng,
vì con đã giãi bày cơ sự của con cùng Ngài.”
Thiên Chúa đáp lại
bằng lời hứa:
“22
Này Ta sẽ trừng phạt chúng, thanh niên sẽ
chết vì gươm, con trai con gái chúng sẽ chết vì
đói. 23 Và
chúng sẽ không còn sót lại một mạng nào…”
Qua
những câu Chúa phán đó, ai cũng nghĩ là Chúa báo thù
cho ngôn sứ.
Đọc Cựu
Ước, gặp hoài hoài những câu “báo oán”, “phục thù”
đại loại như thế …, chúng gây nơi người
ta ấn tượng một Thiên Chúa ưa báo thù.
Ngay cả trong Tân
Ước vẫn còn dư âm:
19
“Anh em thân mến, đừng
tự mình báo oán, nhưng hãy để cho
cơn thịnh nộ của Thiên Chúa làm việc đó, vì
có lời chép : Đức Chúa phán : Chính
Ta sẽ báo oán, chính Ta sẽ đáp
trả.”(Rm 12.19)
30 “Vì chúng ta biết Đấng
đã nói : Chính Ta sẽ báo oán,
chính Ta sẽ đáp trả.”(Hr 10:30)*
Những
câu Kinh Thánh như thế dễ làm cho người ta ác cảm
với Thiên Chúa, nhất là trong thời đại buông tuồng,
vô tín ngưỡng, báng bổ thần thánh này … Còn đâu vị
Thiên Chúa vẫn được tuyên xưng là Đấng từ
bi, hay thương xót và tha thứ?!
Nhưng có đúng Thiên Chúa là Đấng
ưa báo thù, báo oán như thế không?
Để giải oan cho Thiên
Chúa, chúng
ta phải nhìn vào lịch sử, vào phong tục Dân Do Thái,
nơi sách Kinh Thánh được viết ra:
Trong
Cựu Ước, dân Do Thái hay dùng chữ báo thù, báo oán
gán cho Thiên Chúa là do hoàn cảnh, thời thế của đất
nước họ. Khi đó, họ là những bộ tộc
vừa được giải thoát khỏi làm nô lệ Ai Cập,
tiến lên chia nhau ra chiếm đất Hứa, nhưng ở
đó lại là nơi vốn có những dân ngoại sinh sống
từ trước, thế là họ phải sống giữa
những kẻ thù luôn luôn hãm hại, nên họ phải chiến
tranh, chiến đấu để tồn tại… Là một
dân tộc nhỏ bé, bị khốn đốn, không biết
cầu cứu nơi đâu, nên phải cầu xin Thiên Chúa là Thần của họ bênh vực, giải cứu mà họ nói là Ngài “phục thù”
cho họ. Thậm chí họ còn cường điệu
đến mức nghĩ rằng Thiên Chúa tập trận
cho họ đánh nhau…, Người rèn gươm giáo cho họ
giết kẻ thù:
“Lạy CHÚA, kẻ đánh con,
xin Ngài đánh nó.
2 Cầm mộc khiên, xin đứng
dậy phù trì,
3 vung gươm giáo chống lại
những người bắt bớ con,
xin
nói với con rằng : “Ta là Đấng cứu độ
ngươi.” (Tv 35.1-3)
33 “Chính Thiên Chúa đã
làm cho tôi nên hùng dũng,
35 Người luyện tay tôi chiến
đấu,
Và
cánh tay tôi trương bắn nỏ đồng” (Tv 18.33-35)
Nay chúng ta đã có
phương tiện hiểu rõ hơn thì không phải Thiên Chúa là Đấng ưa báo thù, song
đó là dân chúng cường
điệu vụng về việc Thiên Chúa cứu giúp họ.
Chuyện gì
không biết, chứ về chuyện cường điệu
thì dân Israen là vô địch;
Trước
oai nghi cao cả của Thiên Chúa, họ reo lên:
17 “Nước
đã thấy Ngài, lạy Thiên Chúa,
thấy Ngài, nước rùng mình khiếp sợ,
cả vực sâu cũng run rẩy kinh hoàng…” (Tv 77.17)
5 “Khi diện kiến Thánh
Nhan vị Chúa Tể hoàn cầu,
núi tan chảy như sáp.” (Tv. 97.5)
-
“Thuở Ít-ra-en ra khỏi Ai-cập,…
2 thì Giu-đa trở thành nơi
Chúa ngự,…
3 Vừa thấy thế, biển
liền trốn chạy,
sông Gio-đan cũng chảy ngược dòng.
4 Như bầy chiên, núi đồi
nhảy nhót,
như thể đàn cừu, gò nổng tung tăng.
7 Trước thánh nhan Chúa, địa
cầu hãy rung chuyển…” (Tv 114.1- 4,7)
eeff
Lm.
Phêrô Hoàng Minh Tuấn, CSsR
|