CHƯƠNG
3
LÀM SAO HÒA HỢP VIỆC CỘNG
TÁC CỨU ĐỘ TRỰC
TIẾP CỦA ĐỨC MARIA
VỚI VIỆC CỨU CHUỘC
ĐỘC NHẤT
DO CHÚA KITÔ THỰC HIỆN?
Để
hòa hợp vai trò cộng tác cứu độ của
Đ.Maria bên cạnh ĐK tử nạn, với ĐK là
Đấng cứu chuộc và Trung Gian độc nhất,
vốn là qui chế của Th.Phaolô nêu ra, có hai
đường hướng:
1- Đường hướng
Kitô-học: đặt Đ.Maria về phía ĐG tử
nạn như một Cộng tác viên thân cận của
Ngài.
2- Đường
hướng Giáo-Hội-học: đặt
Đ.Maria về phía nhân loại đang cần cứu độ, và coi
Người như đại diện cho nhân loại,
bởi tin và mến, trước Đấng Cứu
chuộc.
1) Ai chọn lựa đường hướng Kitô-học
(đặt Đ.Maria bên cạnh ĐG tử nạn),
nếu không cẩn thận dễ rơi vào nguy cơ làm
tổn thương đến ưu thế tuyệt
đối và tính độc nhất của công trình cứu
chuộc của ĐK, bằng những lời quả
quyết thiếu kiểm soát và cân nhắc, có nguy cơ làm
Đ.Maria trở nên một Bà Cứu thế thứ hai,
một vị trung gian thứ hai, bên cạnh Đấng
Trung Gian chính thức, và hợp với ĐK thành một
nguyên lý toàn diện gây sự cứu rỗi và sự
sống của nhân loại. (X. Cl. Dillensc., Sđd, 350tt).
Công đồng Vat. II đã cảnh cáo lý thuyết ấy khi tuyên
bố: “Mọi ảnh hưởng có sức cứu
rỗi của ĐTN trên nhân loại không phát sinh từ
một sự cần thiết khách quan nào, nhưng… bắt nguồn từ công phúc
dư tràn của CK” (GH, số 60).
- Ngay cả
việc sử dụng cụm từ “Đồng công
cứu chuộc” một cách đơn giản quá cũng
nên coi chừng nguy cơ dị nghĩa và hàm hồ. Vậy
không nên dùng từ ấy với nghĩa mạnh mà không xác
định rõ ràng. Nếu không, người ta sẽ
lầm tưởng mà đặt Đ.Maria thành một
vị cứu chuộc thứ hai bên cạnh, tuy tùy
thuộc, vị cứu chuộc thứ nhất là ĐGK.
Hồng Y Newman phản
đối mạnh mẽ quan điểm ấy: “Nếu
tôi ghê tởm lý thuyết tà giáo ấy đến như
thế, vì nó đã gán cho Đ.Maria cái phần mà trong
cuộc cứu chuộc chỉ dành riêng cho ĐK mà thôi,
huống chi chính Đ.Maria lại chẳng lấy làm ghê
tởm hơn nữa sao, vì lòng Người yêu thương
ĐK lớn lao hơn ta bội phần? Chúng ta biểu
lộ lòng thương mến đối với
Người như thế, lại là đúng lúc ta đâm vào
con ngươi trong mắt Người?” (Difficulties, II, 103).
2) Còn
đối với ai chọn lựa đường Giáo-Hội-học
(đặt Đ.Maria về phía nhân loại đang
cần cứu độ), thì để tránh những
hiểu lầm đáng tiếc, phải lưu ý đến
những khía cạnh phức
tạp của mầu nhiệm HT như mặc
khải trình bày cho ta:
a. Theo nghĩa rộng, HT
là tất cả nhân loại cần được
cứu chuộc mà ĐK thâu nhận vào trong Ngài,
gồm cả Đ.Maria vốn là con cháu Ađam-Eva, nên
cũng thuộc về nhân loại, tuy trổi vượt
bởi được ngừa trước khỏi
nhiễm tội tổ truyền.
b. Theo nghĩa
hẹp, HT được thu hẹp vào Dân riêng của TC ở
CƯ, và chuyển thành Dân mới của TC ở TƯ, là cộng đoàn thiên sai mà
ĐK là Đầu và Cứu Chúa. Th.Phaolô gọi HT này là Thân
Mình ĐK, gồm Đầu và các chi thể.
Vậy ta
thấy:
Đ.Maria liên kết với
cả hai dân: vì Người là thành
phần Dân cũ, song là đóa hoa cuối cùng đã
được tinh lọc tuyệt diệu của Israen, và
Người cũng đã trở nên phần tử
của Dân mới là HT, bởi vì Người
được cứu chuộc trước tiên trong số
những kẻ được cứu chuộc.
Hơn
nữa, Người còn có điều này mà HT chưa có, dù theo
đạo lý của Th.Phaolô, HT là Hôn thê của CK (x. Ep
5.22-32), nhưng HT chưa đạt được sự
kết hợp và thông hiệp tột đỉnh với CK,
Phu quân của mình. Điều ấy dễ hiểu vì trong
HT vẫn có những người có tội, từ tội
tổ tông đến các tội mình làm, chẳng có ai trong HT
đã đạt được sự tinh tuyền thánh
thiện hoàn toàn. Chỉ có Đ.Maria đã đạt
được sự tinh tuyền thánh thiện hoàn toàn
ấy. Đó là điều Công Đồng Vat II đã nêu
rõ: “GH, qua con người của ĐTN, đã đạt
sự toàn thiện làm cho mình nên thanh sạch và vẹn
tuyền” (HC GH, số 65), nghĩa là nơi con người Đ.Maria, HT đạt
được cách cụ thể sự toàn thiện,
xứng đáng là Hôn Thê của ĐK (Ep 5.27).
Tuy
nhiên, Đ.Maria vẫn là thành phần HT, đúng như
Th.Aogutinô đã lưu ý: “Đ.Maria là một thành phần
của HT, một chi thể thánh thiện, tuyệt hảo,
trổi vượt, nhưng vẫn luôn là một chi
thể của toàn thân vậy” (Sermo 25,7, PL 46,938). Công
Đồng Vat II cũng nói: “Người được
chào kính như chi thể tối cao và độc nhất vô
nhị của GH” (HC GH, số 53).
Qua
những điều nói trên, Đức Maria vừa thuộc
về cả hai dân vừa vượt
trổi cả hai dân, bởi sự thánh thiện
ngoại hạng, và nhất là bởi chức vị làm
Mẹ Ngôi Lời Nhập Thể, là thân mẫu Đấng
Thiên sai, đã sinh ra ĐK-Đầu – là Đấng đã
thu họp cách tiềm tàng từ lúc Nhập thể, tất
cả nhân loại sẽ được cứu chuộc và
tất cả HT tương lai – cho nên Đ.Maria bao
gồm nơi mình cách tiềm tàng cả hai dân, khiến
Người có đủ tư cách để đại
diện cho cả hai trước CK – là Đấng,
bởi hiến tế mình, đã kết hợp hai dân
ấy nên một trong thân mình Ngài (Ep 2.14,18; Col 2.14; 3.14-15).
* * *
PHÁC
THẢO MỘT VIỆC HÒA HỢP.
Sau khi đã trình bày hai đường
hướng Kitô học và Giáo Hội học trên đây, bây
giờ phải làm sao hòa hợp hai đường
hướng ấy với qui chế của Th.Phaolô về
ĐK là Đấng cứu chuộc và Trung Gian độc
nhất?
Đó là công việc chúng ta phác thảo sau
đây.
Muốn thế, cần phải nhìn nhận
rõ hai phương diện này:
Phương diện
thứ nhất: ĐK Cứu Thế tế lễ mình trên thập giá
trước mặt TC Cha; Đ.Maria thông phần đau
khổ với Ngài.
Phương diện thứ hai : Dưới
chân thập giá, Đ.Maria là đại diện của nhân
loại cần cứu chuộc trước mặt
Đấng Cứu Thế.
1- Phương
diện thứ nhất: ĐK Cứu Thế tế lễ mình
trên thập giá trước mặt TC Cha, còn Đ.Maria thông
phần đau khổ với Ngài.
Trước khi đề cập đến
việc tế lễ, phải nói đến việc
Nhập thể, vì việc này nhắm mục đích thâu
họp tất cả nhân loại cần cứu
chuộc – kể cả
Đ.Maria và Người trước hết – vào trong
ĐK-Đầu duy nhất của nhân loại. Đạo
lý “thu họp” này không phải do các Giáo phụ sáng chế,
nhưng thuộc kho Mặc khải. Chính là Kế hoạch
thi ân mà TC sẽ thực hiện lúc thời gian viên mãn :
“Thâu họp vạn vật dưới
một đầu, một mối trong ĐK” (Ep 1.9-10).
Việc
“thu họp” đó xảy ra thế nào ?
Cha
Y.Congar viết : “Lúc ấy, quả thật theo như
truyền thống chung các Giáo phụ giải thích, thì Con
Thiên Chúa đã “cưới
lấy” bản tính nhân loại, Ngài đã
kết hiệp nó với mình thực sự. Từ đó,
Ngài mang lấy bản tính nhân loại trong mình bằng
một cách thật khó mà cắt nghĩa, nhưng lại
rất thiết thực…”
Mà bởi vì
nhân tính ấy vốn liên đới với mọi
người đồng loại khác, cho nên do năng lực thu hút vô biên
của Ngôi vị thần linh Ngài, tất cả mọi người đồng
loại ấy được tháp nhập vào thân Ngài, song một cách mầu nhiệm
(mystérieusement). “Một cách mầu nhiệm” là có ý nói do
quyền năng TC thực hiện. Sách Giáo Lý HT Công giáo,
số 616, đã lột tả ý nghĩa của sự
kiện ấy bằng một câu rất đơn
giản: “Khi nhận lấy thể xác làm người trong
lòng Đ.Maria, Ngôi Lời TC đã trở nên Đầu siêu
nhiên của nòi giống nhân loại, không phải chỉ vì
Ngài là phần tử cao quí nhất và xứng đáng
nhất, mà còn vì Ngài đã chiếm
hữu trọn cả dòng giống ấy và làm
chủ họ hết thảy.”
KT thì nói một cách bình dân như thế này,
ĐG là:
Trưởng
tử giữa mọi thụ tạo; Ngài là khởi nguyên,
là Trưởng tử giữa các vong nhân”(Col 1.15,18; x. Hr
1.6)
9 TC cho ta được biết… kế
hoạch yêu thương
Người đã định từ trước trong
Đức Kitô.
10 Đó là…. quy tụ muôn loài trong trời
đất
dưới quyền một
thủ lãnh là Đức Kitô…” (Ep 1.9-10)
Chính
ĐG cũng đã xác nhận sự liên đới ấy
với mọi người trong nhân loại:
“Quả thật Ta bảo các
ngươi: những gì các ngươi đã làm cho một
người trong các anh em hèn mọn nhất này của Ta, là
các ngươi đã làm cho chính Ta.” (Mt 25.40)
Nói tóm, chính bằng cách như thế mà
những người thuộc cùng nòi giống,
được lôi kéo và thâu nạp cách mầu nhiệm vào
trong một bản ngã cao siêu hơn, làm chủ cả nòi
giống, tức là trong bản ngã của CK-Đầu.
Việc thâu nạp này chỉ xảy ra có
một lần độc nhất, tức là trong việc
Nhập thể của Ngôi Hai TC, chứ không bao giờ có
thể xảy ra như vậy được giữa loài
người; bởi vì
nơi loài người ai ai cũng bằng nhau, không ai
có một bản ngã siêu việt hơn người khác,
như trường hợp ĐG, bản ngã thần linh
của Ngôi Hai siêu việt vô cùng.
Thế mà việc lạ lùng độc
nhất ấy đã xảy ra trong lòng dạ Trinh Nữ
Maria và với sự chấp thuận và cộng tác của
Người. Chính lúc Ngôi Hai nhận được trong lòng
dạ Đ.Maria cái nhân tính
– nhờ nó, Ngài có thể thâu nạp cách mầu nhiệm
cả dòng giống nhân loại nơi mình – thì Ngài đã
thâu nạp và lôi kéo chính người Mẹ của Ngài
trước tiên. Chính lúc Đ.Maria trở nên Mẹ
của ĐK-Đầu, Mẹ đã bị lôi kéo vào trong
Ngài cách khôn tả, như một phần tử cao quí
nhất của cả Thân mình mầu nhiệm.
Vậy nếu
trong Ngôi Hai Nhập thể, tất cả nhân loại
cần cứu chuộc, và tất cả HT tương lai
đã có mặt cách mầu nhiệm, thì Đ.Maria còn có
mặt một cách trổi vượt hơn tất
cả, hơn cả loài người, hơn cả HT
nữa.
Lý do
rất quan trọng của thâu nạp ấy là thế này:
Nếu Ngôi Hai Nhập
thể đã thâu nạp nhân loại vào trong mình cách mầu
nhiệm như thế, đó là vì công cuộc cứu chuộc đòi buộc không
được để nhân loại ở ngoài Ngài,
xa lạ với Ngài. “Vì – theo lời Th.Grêgôriô thành
Nadiăng – cái gì không được thâu nhận vào (trong
CK), cái đó không được cứu chuộc” (M.
Schmaus, Sđd, Th.3, chương 4).
Vì vậy,
đến giờ Ngài tế lễ hy sinh, với tư cách
là Đầu, đồng bản tính với họ, Ngài mang họ trong mình, trong
thể xác mình và treo lên Thập giá và chết đi.
24 “Tội lỗi của chúng ta, chính
Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây
thập giá, để một khi đã chết đối
với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính.
Vì Người phải mang những vết thương mà
anh em đã được chữa lành.” (1Pr 2.24-25)
Sở
dĩ trước tiên phải nói đến sự liên
đới mầu nhiệm của ĐG với tất
cả mọi người nhân loại, và đến
việc thâu nạp họ vào trong mình Ngài như thế, là
vì có liên đới như thế thì Ngài mới
được danh chính ngôn thuận để chết
đền tội thay cho họ, lúc ấy không ai còn dám
nói : Ông là ai, có liên hệ gì với tôi, mà chết
đền tội thay cho tôi?
“Chính
Đức Giêsu Kitô là của lễ đền bù tội
lỗi chúng ta, không những tội lỗi chúng ta mà thôi,
nhưng còn tội lỗi cả thế gian nữa.” (1 Ga
2.2).
“Xưa kia anh em là
những người xa lạ, là thù địch của
Thiên Chúa vì những tư tưởng và hành động
xấu xa của anh em. Nhưng nay nhờ cái chết nơi
thân xác của Đức Giêsu, Thiên Chúa cho anh em được
hoà giải với Người, để anh em trở nên
thánh thiện tinh tuyền và không có gì đáng trách
trước mặt Người.” (Cl 1.21-22)
Các lời KT ấy được các Giáo phụ lấy lại
và khai thác:
Th.Irênêô nói: “Trong
Ađam-mới, chúng ta được giao hòa (với TC) và
trở thành những kẻ vâng phục cho đến
chết” (Adv. Her. V, c.16; PG 7,1168).
Th.Lêô Cả cũng phát biểu :
“Tất cả khối tín hữu đã cùng chịu đóng
đinh với CK trong cuộc thương khó của Ngài”
(Sermo 26,2; PL. 54, 213).
Sách Giáo Lý HT Công giáo, số 616 xác nhận: “Vì
là Con TC, Đức Kitô vừa vượt trổi vừa
đồng thời bao gồm mọi người và là
Đầu toàn thể nhân loại, nên Ngài mới có
thể dâng hy tế cứu chuộc mọi người.”
Để hiểu, chúng ta nên biết rằng
bản tính nhân loại là nguyên lý hoạt động,
nếu không có bản tính nhân loại thì các đau khổ,
cái chết và sống lại của CK không có giá trị gì
nữa: vì thế trong vườn Ghétsêmani, khi ĐG xin Cha
cho khỏi uống chén đắng, là Ngài diễn tả
nỗi khiếp sợ mà nhân tính của Ngài cảm
nghiệm trước viễn ảnh cái chết khủng
khiếp; song với ý chí nhân loại tự do và vì
mến yêu (Ga 15.13), ĐG chấp nhận thánh Ý Chúa Cha
(Mt 26.42), tự nguyện đón nhận cái chết, chính
Ngài đã nói: “Mạng sống
của Ta, không ai lấy đi được, nhưng chính
Ta tự ý hy sinh mạng sống mình.” (Ga 10.18). Như
thế mới cứu độ nhân loại
được.
Trong giờ phút long trọng ấy, ĐK
Thủ lãnh duy nhất của nhân loại, mang trong mình Ngài
tất cả nhân loại, trong đó gồm cả
Đ.Maria – và Đ.Maria trước hết – mà dâng lên TC Cha
làm của lễ tế cứu độ. Như thế thì
Đ.Maria không chỉ đã được lôi kéo và thâu
nạp cách mầu nhiệm vào trong ĐG, Đầu Thân
mình mầu nhiệm, cách khôn tả như một phần
tử cao quí nhất, mà còn được bao gồm trong
mầu nhiệm khổ nạn cứu chuộc của Con
mình, được thừa hưởng trước
và một cách đặc biệt ơn cứu chuộc
của ĐGK hơn hết mọi người trong nhân
loại, như đã nói ở chương bàn về ơn
Vô nhiễm nguyên tội.
Đến
đây, ta tới tâm điểm của vấn đề:
Đ.Maria sẽ chỉ là kẻ
thừa hưởng thụ
động ơn cứu chuộc đó, hay trái
lại một khi được hưởng ơn cứu
chuộc trước như thế, Người sẽ tham
dự cách tích cực và
hoạt động vào
hành vi tế hiến của Con mình mà cứu nhân loại?
Cho dù dùng bất cứ giải
đáp nào để làm sáng tỏ vấn đề, thì
phải nhớ bảo vệ toàn vẹn tính cách độc
nhất của công cuộc cứu chuộc của ĐGK.
Thế thì
Đ.Maria chỉ có thể tham gia cách tích cực và hoạt động vào hành vi tế hiến
cứu nhân loại của Con mình như sau: Lúc đứng
bên thập giá, Đ.Maria tham gia tích cực hơn ai hết
với Con mình là Đấng Cứu chuộc, bằng cách
vẫn giữ trong mình lời
Xin Vâng ngày xưa đón nhận Chúa Nhập thể
cứu độ, lời Xin Vâng không bao giờ bị
chối bỏ, luôn sống động trong trái tim
Người, như Công Đồng Vat 2 nói: “Sự ưng
thuận trong ngày truyền tin mà Người đã không
ngần ngại giữ vững bên Thập giá” (HC GH, 62),
giờ đây lời “Xin
Vâng” ngày truyền tin ấy
trở nên đau đớn hơn, biến thành “Xin Vâng”
đồng thống khổ mà Đ.Maria thưa lên Chúa
Cha, cũng như ĐK thưa lên Cha lời “Này Con đến…để thi
hành ý muốn Người.” (Hr 10.7).
Nhưng bởi vì chỉ có lời: “Này Con đến để thi
hành ý Cha” của ĐK là được đếm
kể trước mặt Chúa Cha, như một lời Xin Vâng cứu
độ, được thể hiện trong
việc tự hiến mình làm tế vật đổ máu
để cứu chuộc toàn cả nhân loại, (đã
được thâu gọn trong Ngài là Đầu duy
nhất), vì lẽ đó, trong ngày tử nạn này, lời
“Xin Vâng” của Đ.Maria, hồi xưa tỏ ý đón
nhận Chúa Nhập thể cứu độ và giờ đây tỏ ý đồng
thống khổ, thì lời này đã được đảm nhận vào trong
lời Xin Vâng tế hiến của ĐK-Đầu,
Đấng Cứu chuộc độc nhất, và chỉ nhờ đó mà có giá
trị.
Như thế, không có hai lời Xin Vâng đi
song song, đồng hàng, đồng giá trị. Chỉ có một
lời Xin Vâng của ĐK, Đấng Trung Gian độc
nhất của ơn cứu rỗi, bao gồm cả
lời Xin Vâng của Mẹ Ngài.
Ý kiến
này được sự đồng thuận:
Thần học gia người
Đức, Matthias Scheeben,
cũng chấp nhận là có một hiệu lực cứu
độ trong việc Đ.Maria cộng tác vào công cuộc
cứu chuộc, song sở dĩ được như
vậy là vì hoàn toàn nằm “ở
trong tế lễ và bởi tế lễ” của
ĐK, tế lễ này bao hàm lời Xin Vâng ưng thuận
của Mẹ Ngài (Dogmatik, Freib., Brisg. 1882, T.3, 608).
Lm.
Hurth làm sáng tỏ thêm quan điểm đang bàn bằng
ý kiến này: “CG đã bao gồm Mẹ Ngài đang
đứng bên thập giá vào hành vi tế hiến của
mình, bằng cách đưa ý muốn của Mẹ vào ý
muốn của mình, và trong ý muốn đó của Ngài,
Ngài cho Mẹ tham dự vào công cuộc cứu chuộc:
Đó là công cuộc Con thực hiện chứ không phải
Mẹ, nhưng Con bao gồm ý muốn của Mẹ trong ý
muốn mình.”
Như thế kể là đã
đủ song chưa hoàn toàn, cần biết rằng: ĐK
đảm nhận sự đồng thống khổ
của Đ.Maria (Compassion de Marie) không phải theo tư
cách của một cá nhân, cho dẫu người đó là Mẹ
Ngài, nhưng theo danh nghĩa
đặc biệt này: Người là đại
diện nhân loại cần cứu rỗi trước mặt Ngài.
Vì trước mặt Chúa Cha, chỉ có
ĐK-Đầu là Đấng duy nhất đại
diện tất cả nhân loại cần cứu chuộc,
kể cả Đ.Maria nữa: đây là dữ kiện KT
không thể nào bỏ qua được.
Nếu như vậy, phải cầu viện đến bình diện GH
học, để thấy rõ tư cách
đại diện tất cả HT, tất cả nhân
loại cần cứu chuộc của Đ.Maria trước mặt Đấng
Cứu Thế.
Nhưng
trước khi cứu xét vấn đề ấy, ta hãy
tạm dừng đôi phút tham dự phụng vụ HT,
ở đó HT mời ta chiêm ngắm việc Đ.Maria thông
hiệp với cuộc khổ nạn ĐG.
*** ********************
Phụng vụ:
HT dành
cả Tuần Thánh để cử hành Phụng vụ các
mầu nhiệm khổ nạn của CK. Lòng đạo
Kitô giáo không thể bỏ qua không nghĩ đến
Đ.Maria, Mẹ ĐK, và liên kết Người với
cuộc khổ nạn cứu chuộc của Con mình. Giáo
hữu quen gọi Người là “Đức Mẹ Sầu
bi”, hay “Đức Bà Bảy Sự” (mà nghệ thuật
đã vẽ ra thành bảy lưỡi gươm đâm vào
Trái tim Mẹ), và lễ Đức Mẹ Sầu bi
được đặt vào chu kỳ phụng vụ, ngày
15-9, với lời nguyện:
“Lạy
Chúa, Chúa đã muốn cho Đức Mẹ đồng lao
cộng khổ đứng kề bên Con Chúa chịu treo trên
thập giá, xin ban cho HT Chúa, khi đã cùng thông phần đau
khổ của CK, thì cũng đáng được sống
lại như Người.” (Lời nguyện nhập
lễ).
Đến bài Ca Tiếp Liên “Stabat Mater”
(“Mẹ đứng bên thập giá”) thường
được đọc trong Thánh Lễ của Phụng
vụ trước Công Đồng Vat 2, sẽ thấy mô
tả, qua một thể văn bình dân đầy tâm tình,
nỗi khổ đau của một người Mẹ
ngắm nhìn Con Một của mình hấp hối và chết.
(Phần Chiêm
ngắm):
1.
Mẹ Sầu bi đứng khóc bên Thập giá, nhìn xác Con treo.
2.
Lòng Mẹ rên rỉ, tủi sầu đớn đau,
gươm nhọn đâm thâu.
3. Ôi thật
thảm sầu, người Mẹ hồng phúc, Mẹ Con
Một Chúa. […]
5.
Ai không nhỏ lệ, khi thấy Mẹ Chúa, đau khổ
thảm sầu.
6. Ai không
buồn sầu, khi ngắm Mẹ Chúa, đau khổ cùng
Con.
7. Mẹ thấy Con, chịu
đòn vọt cực hình, vì tội của dân.
8.
Mẹ thấy Con, cô đơn hấp hối, thở
hơi cuối cùng.
(Phần
cầu nguyện):
9. Hỡi
Mẹ! nguồn yêu, cho con cảm thấy khổ cực
đớn đau, để khóc với Mẹ.
10.
Cho lòng con cháy lửa tình yêu Chúa, để đẹp lòng
Ngài.
11.
Mẹ ơi! Xin Mẹ ghi vào lòng con, năm vết
thương Chúa.
12. Xin Mẹ chia cho con,
cực hình Con Mẹ, đã chịu vì con.
13. Xin cho con khóc, cùng đau
với Ngài, bao lâu con sống.
16. Xin cho con mang, cái chết của Chúa, cho con dự
phần, vào vết thương Chúa.
17. Xin cho con mang, vết thương của Chúa, say mê
Thập giá, và Máu Con Mẹ.
18. Xin đừng để
con bị thiêu bị đốt, nhưng được
Mẹ bênh, trong ngày phán xét.
19. Lạy CK, khi con lìa
đời, nhờ Mẹ cho con về nơi vinh phúc.
20. Khi thân xác chết, cho linh hồn con được
vào vinh quang, của chốn thiên đàng. Amen.
(Trích sách Lễ “Hiện
Tại”).
- Phụng vụ Bydăngtin của ngày Thứ sáu
Thánh vang dội lời ca tụng Mẹ TC và xin
Người bầu cử:
“Chúng
con, những kẻ từ dân ngoại đến, chúng con ca
tụng Người, hỡi Mẹ trong trắng của TC,
vì Mẹ đã sinh hạ cho chúng con ĐK, TC chúng con,
Đấng đã giải thoát loài người khỏi chúc
dữ” (x. Mercenier, Sđd, 1948,177).
“Bởi
chúng con không có phép nói với tất cả lòng trông cậy,
vì cớ muôn ngàn tội lỗi chúng con, thì xin Mẹ hãy nài
nẵng kêu van cùng Đấng đã sinh ra từ lòng Mẹ,
hỡi Nữ Trinh Mẹ TC, vì lời cầu của
một người Mẹ có quyền thế lắm
để làm dịu cơn nghĩa nộ của Thầy
Thánh. Xin đừng chê bỏ lời khẩn nguyện
của các kẻ tội lỗi, hỡi Mẹ rất
đáng tôn trọng, vì Đấng đã khấng chịu
đau khổ trong thể xác vì chúng con, Ngài rất có lòng
thương xót, có quyền cứu vớt” (Sđd, 177).
“Lạy CK, chính Mẹ Ngài mà chúng con tiến cử
lên Chúa như vị Nữ Đại Sứ, hỡi vị
Thầy đầy lòng từ bi, để Ngài ban ơn
đại xá các tội cho tất cả những ai kêu lên
với Ngài rằng: Lạy Chúa, xin nhớ đến tôi khi
Ngài vào Nước của Ngài” (Sđd, 184).
Phụng
vụ Bydăngtin nhìn ngắm sự đồng thống
khổ của Đ.Maria dưới nhãn giới một
cuộc sinh hạ đau đớn:
“Hôm nay, khi nhìn thấy Chúa
bị đóng đinh vào Thập giá, ôi Ngôi Lời, thì
ĐTN tinh tuyền vô phương trách cứ, đau
đớn trong dạ từ mẫu: Người mang trong
lòng một vết thương cay đắng. Người
rên siết thảm thương từ thẳm sâu tâm hồn,
kiệt sức trong những đau đớn mà
trước kia lúc sinh (Chúa) Người không hề biết
đến” (Sđd, 190).
Trong
vài GH Sơ-la-vơ, Ca
đoàn mô tả tâm tình chờ mong phục sinh của
ĐTN ngay giữa các thống khổ:
“ĐTN khóc lóc và than rằng: Than ôi! Con Mẹ!
Hỡi ôi, ánh sáng của Mẹ và Trái Tim của Mẹ!
Điều ông Simêon tiên báo, hôm nay xảy ra: một
lưỡi gươm đâm thâu lòng dạ Mẹ. Nhưng
hỡi Con, hãy đổi nước mắt Mẹ thành hoan
lạc bởi việc Phục Sinh của Con” (Sđd, 216).
Phụng Vụ ngày thứ
bảy Thánh là cuộc suy niệm dài về việc CG
được an táng và đợi giờ sống lại.
“Như hạt
lúa vùi trong lòng đất, Chúa đã trổ sinh một dé lúa
khi phục sinh các kẻ đã chết từ Ađam sinh ra”
(Sđđ, 223).
“Lạy
CK, Đấng sinh Chúa ra đời đã chảy suối
lệ khi Chúa bị an táng trong mồ, song Người
đã kêu lên: “Hỡi Con, hãy sống lại như lời
Con đã báo!”
“Nhìn ngắm Chúa
chết, Mẹ tinh toàn của Chúa khóc than cay đắng:
“Hỡi sự sống, đừng còn nán lâu trong cõi kẻ
chết!” “Hãy sống lại, Mẹ Chúa nói với Chúa,
hỡi Đấng Tác sinh! Hãy mau sống lại đi,
hỡi Ngôi Lời, để chấm dứt nỗi buồn
đau của Đấng đã sinh Chúa ra đời cách
đồng trinh.” (Sđd, 232-243).
*****************************
Danh từ thần học gọi là “Ngôi hiệp”.
Như thế, khi Nhập
Thể, Ngôi Hai là một
Ngôi Vị gồm hai bản tính trong mình: thiên tính Ngài
vốn có và nhân tính (bản tính nhân loại) do Mẹ
(Maria) tạo nên bởi quyền năng Thánh Thần.
1- KT gán cho
Ngôi Hai, là TC, những hành động và những tính tình
của bản tính nhân loại, như việc sinh ra trên
trần gian theo phần xác của ĐG (Rm 1.3; 9.5; Gl
3.16…); đời sống con người
(1Ga 1.1,2; Pl 2.7-8) ; những
đau khổ và cái chết (1 Ga 3.16; Cv 3.15; Mt 17.22-23); v.v…
Hay nói cách khác, những cái đó được Ngôi vị
TC của Ngài là chủ thể nhận lấy làm của
mình. Vì vậy mà có thể nói: Thiên Chúa bị đóng đinh
và chịu chết, tuy rằng cái phần bị đinh
đâm vào là nhân tính (thân xác
bị đâm, linh hồn nhân
loại cảm thấy đau đớn,
nhuốc nha), song Ngôi vị là Ngôi Hai, thì nhận lấy
việc bị đóng đinh và chết kia làm của mình.
2- Ngược
lại, KT cũng gán những đặc tính và những
hành động của TC cho Giêsu, Con Người, những
đặc tính của TC như sự hằng hữu (Ga
8.58; Hr 13.8); quyền năng và uy quyền thần linh (Ga 10.28tt;
5.17,21) v.v…
Các nhà thần học
đã dùng một thuật ngữ chuyên môn “Truyền thông các
đặc tính” (Communicatio idiomatum) để diễn tả
trạng thái ấy (x. GLHTCG, số 466-470).
|