ĐỨC MARIA
HỢP TÁC
VÀO TẾ HIẾN
CỨU CHUỘC
Chúng ta đã suy niệm
khá dài về phần đóng góp của Đ.Maria vào việc
Nhập thể của Ngôi Hai TC. Chúng ta đã trình bày giá
trị cứu độ và đại đồng của
chức Thân Mẫu thiên sai và của lời Xin Vâng đáp
lại thông điệp của Thiên thần truyền tin.
Vấn
đề bây giờ – vấn đề làm nhức óc bao nhà
Thánh Mẫu học – là hỏi rằng: Đ.Maria đã
cộng tác, và trong mức độ nào, vào Tế lễ cao
cả của ĐG Con mình?
Những điểm sau đây
được đề ra để nghiên cứu:
1) Qui chế của Th.Phaolô thiết
lập về ưu thế tuyệt đối và tính duy
nhất của việc cứu chuộc bởi ĐK.
2) Truyền
thống sống động của HT nói sao về việc
tham dự trực tiếp của Đ.Maria vào công cuộc
cứu chuộc khách quan của ĐG.
3)
Một thể thức dung hòa giữa sự tham gia ấy
của Đ.Maria với sự trung gian độc nhất
của ĐK Cứu thế.
CHƯƠNG
1
QUI CHẾ DO THÁNH PHAOLÔ LẬP
VỀ
ƯU THẾ TUYỆT
ĐỐI CỦA VIỆC CỨU CHUỘC
Qui chế này
có tính cách xác định
tuyệt đối và, đối với văn
chương Thánh Mẫu học hiện đại, là tiêu chuẩn tối
thượng để đối chiếu các lý thuyết
của các tác giả nêu ra, về vấn đề cộng
tác của Đ.Maria vào công cuộc cứu chuộc của
ĐK. Tiêu chuẩn này phải được ta tôn
trọng hết mức, vì nó là xương sống của
đức tin.
1/ Đây, đoạn
văn chính của Th.Phaolô:
“Thật vậy, chỉ có một
TC, và cũng chỉ có một Đấng trung gian giữa
TC và loài người : đó là một con người,
Đức Kitô Giêsu, 6 Đấng
đã tự hiến làm giá chuộc mọi người.”
(1Tm 2.5-6).
Bất cứ lời bình giải nào có xu
hướng giảm nhẹ giá trị và mức độ
của đoạn văn này đều không thể
chấp nhận được.
Ở đây
nói về việc cứu chuộc khách quan
và phổ quát của ĐK, vì Th.Phaolô nhấn mạnh
đến giá chuộc thay cho mọi người, mà ĐK được
tuyên bố là Trung gian độc nhất của
việc cứu chuộc ấy. Độc nhất theo
nghĩa chặt chẽ: một
Đấng Trung gian độc nhất và việc cứu
chuộc độc nhất do Ngài thực hiện.
2/ Thư
Hipri củng cố quan điểm ĐG là Trung gian bằng cách trình bày cái
chết làm tế lễ hy sinh của ĐG tẩy xóa
tội lỗi chúng ta, giao hòa họ với TC, nhờ đó
gầy tạo nên một dân mới phụng thờ TC:
“Máu của ĐK, Đấng nhờ Thần
khí hằng có mà tiến mình làm lễ hy sinh vô tì tích dâng lên
TC sẽ tẩy sạch lương tâm ta hơn biết
mấy khỏi các việc chết mà phụng sự TC
hằng sống. Và vì thế
Ngài là Trung gian cho một Giao
Ước mới…” (9.14-15).
3/ Chẳng ai
có đủ uy thế bằng ĐG, khi chính miệng Ngài
tuyên bố với các Tông đồ :
“Chính
Thầy là con đường, là sự thật và là sự
sống. Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy.”(Ga 14.6)
Bằng vào các dữ kiện KT TƯ nêu trên,
không thể chấp nhận bất cứ sự
lươn lẹo nào, và phải loại trừ lập
tức tất cả những chủ thuyết nào nói
về việc cộng tác của Đ.Maria mà làm nguy hại
đến sự đầy đủ và dư tràn sức
cứu độ bởi ĐK, hoặc đến tính cách
độc lập cứu chuộc của Ngài (không cần
đến ai), hoặc đến tính độc nhất
tuyệt đối của Đấng Cứu chuộc và
của công việc cứu độ của Ngài. Đó là qui chế truyền
thống của đạo lý về cứu rỗi chúng ta,
không bao giờ có thể thay đổi.
Biết vậy, song đa số các nhà Thánh
Mẫu học Công giáo ngày nay nghĩ rằng: một sự tham dự trực
tiếp của Đ.Maria vào công cuộc cứu độ
của ĐG,
nhưng lệ thuộc toàn diện Đấng Cứu
Thế, vẫn là điều có thể
được “mà không làm tổn thương
đến tính độc nhất và ưu thế bất
khả xâm phạm của công cuộc cứu độ ấy”
Trước hết ta hãy xem KT nói gì
về sự cộng tác này?
Nhưng trong KT
không có một chứng
cứ minh bạch nào liên
quan đến công ơn cứu độ của ĐTN
Maria. Tuy vậy thử hỏi ít ra có chăng vài bản
văn – cho dù chỉ một cách
mặc nhiên – cho phép các nhà thần học “làm minh
bạch hóa” chứng cứ ấy ra được không? - Thưa
: Có.
1/ Trước tiên,
dữ kiện của biến cố Truyền Tin
Như chúng ta
đã xem, cả một truyền thống các Giáo phụ,
các tiến sĩ thời Trung cổ cũng như thời
cận đại cho đến Công đồng Vat.2, đã
nhận ra giá trị cứu độ trong lời Xin Vâng
lúc Truyền Tin. Xin mời đọc lại Phần II,
đã trình bày.
2/ Sau biến cố Truyền Tin
Nếu ĐTN có vai trò tích cực
trong việc Nhập thể, là giai đoạn
đầu của công cuộc Cứu chuộc,
điều ấy tự nhiên dẫn ta đến vai trò
của Người trong giai đoạn hoàn tất
công cuộc Cứu chuộc, tức là tế hiến
thập giá của ĐK.
Về vai
trò của Đ.Maria vào giai đoạn hoàn tất này, chúng ta
chia làm hai phần:
Phần một là
trước cuộc hiến tế thập giá.
Phần hai là nơi chính việc hiến tế thập
giá.
Về phần một (trước cuộc hiến
tế thập giá), KT có nói đến vai trò của
Đ.Maria trong trình thuật Dâng Hài nhi Giêsu trong Đền
thờ : Sau khi ông Simêon nói những lời tiên báo về thân
thế và sự nghiệp của Hài nhi: Ngài là “ơn
TC cứu độ…, là ánh sáng mặc khải cho dân
ngoại và vinh quang của Israen dân Người” (Lc 2.28-32), ông
Simêon nói tiếp riêng với Maria Mẹ Ngài:
“Này Ngài có mệnh làm cớ cho nhiều người bổ nhào
và chỗi dậy trong Israen và làm dấu gợi lên
chống đối – và hồn bà, mũi gươm
sẽ đâm thâu – ngõ hầu ý nghĩ của
nhiều tâm hồn phải bày ra” (Lc 2.34-35).
KT không nói
gì về phản ứng của Đ.Maria hay tâm tình của
Người khi nghe những lời ông già Simêon. Nhưng
chúng ta không thể nào nghĩ rằng: Đ.Maria không
hiểu chút gì trong những lời nói về thân thế và
sự nghiệp cứu độ của Con mình: Nào
“Trẻ thánh này là Ơn (TC)
cứu độ, là ánh sáng
mặc khải cho dân ngoại…, nào Ngài có mệnh làm cớ cho nhiều người
bổ nhào và chỗi dậy…”.
Vậy,
nếu Đ.Maria hiểu, thì thái độ của
Người lúc ấy ra sao, nếu chẳng phải là
lặp lại lời Xin Vâng, để làm nữ tỳ TC,
cộng tác – theo phần mình – vào sự nghiệp cứu
chuộc của Con mình sao? Thái
độ cộng tác ấy, Th.Luca hình như muốn
diễn tả ra bằng cách đặt câu văn theo
một cách đặc biệt thế này:
(c.34) “Ngài có mệnh làm cớ cho nhiều
người bổ nhào và chỗi dậy…, và làm dấu
gợi lên chống đối,
–
(c.35) Và hồn bà, mũi
gươm sẽ đâm thâu –
(c.35b) ngõ hầu ý nghĩ của nhiều tâm
hồn phải bày ra.”
Sau khi nói câu: “làm cớ
bổ nhào… và làm dấu gợi lên chống đối” do
sứ mệnh của người Con, Luca cho chen vào câu
này : “mũi gươm
đâm thâu hồn bà” báo sự đau đớn của
người mẹ, để rồi cả hai câu đi
đến kết luận chung: “ngõ hầu ý nghĩ của nhiều tâm hồn
phải bày ra”.
Đặt câu cách đặc biệt như
thế, phải chăng Luca
có ý liên kết hai Mẹ Con vào chung một sự nghiệp,
một công cuộc: ĐG với sứ mệnh chính
(làm bổ nhào và chỗi dậy = kẻ bị hư đi
vì chống đối, kẻ được cứu
sống vì tin Ngài); và Đ.Maria với sự hợp tác
trong việc đồng thống khổ, vốn là
một sự đau đớn hầu như chết
(gươm đâm thâu hồn bà), ngõ hầu thái độ
theo hay chống của loài người sẽ
được tỏ lộ ra?
Ở phần hai, (ở chính việc hiến
tế thập giá cứu chuộc), vai trò cộng tác
của Đ.Maria tỏ ra rất rõ:
Tất
cả các điều (ông Simêon) báo trước trên kia nay
được thực hiện trong cảnh Tử nạn
thập giá trên đồi Sọ hôm Thứ Sáu Tuần Thánh
(Ga 19.25-30): Trên Thập giá, ĐG tế lễ mình cho TC
để đền tội nhân loại. Chung quanh Ngài, thiên
hạ chia làm hai phe:
a) Phe
những người Do Thái cứng tin, cười chê,
nhạo báng, vấp ngã trước ĐG tên tử tội
bị đóng đinh thập giá: thế là đã thực
hiện việc ĐG được tiên báo Ngài chính là dấu
gây chống đối, làm cớ cho những kẻ đó
bổ nhào.
b) Còn phe kia, gồm
những người vẫn giữ vững niềm tin vào
ĐG, tiêu biểu là môn đệ Gioan và nhóm vài phụ
nữ đạo đức. Đ.Maria ở đâu? “Đ.Maria đứng bên cạnh
khổ giá ĐG”,
mật thiết liên kết với Con mình, đang khi “hồn bà bị mũi
gươm đâm thâu”, trong đau đớn
đồng thống khổ với Con mình.
Công
Đồng Vat.2 xác nhận : Việc Đ.Maria đứng
bên thập giá lúc ấy không phải là một cử
chỉ tình cờ, hay do lòng thương tự nhiên của
một người mẹ, song do sự thúc đẩy
của ơn Chúa, do ý muốn của TC: “ĐTN trung thành
hiệp nhất với Con (suốt đời) cho
đến bên Thập giá, là nơi mà theo ý TC, Người đã đứng ở
đó. (Mà đứng ở đó để làm gì?) Đ.Maria
đã đau đớn chịu khổ cực với Con
một của mình và dự phần vào hy lễ của Con,
với tấm lòng của một người mẹ
hết tình ưng thuận hiến tế lễ vật (là
ĐG) do lòng mình sinh ra” (Hiến Chế GH, số 58).
Sự cộng tác của Đ.Maria vào hiến tế
cứu chuộc đã được xác định quá rõ!
3/ Bây giờ khảo sát
ngược về CƯ:
a) Nhìn ngược về CƯ, qua lời Sấm sách Sáng thế
(3.15), HT thấy rõ hơn sự cộng tác ấy của
Đ.Maria.
Đọc
lại những trang bàn về lời sấm ấy ở Phần
I, Ch.1 và 2, thấy nêu nổi bật Đ.Maria dưới
diện người đàn bà cùng chung chiến
đấu và chung chiến thắng với Dòng giống
bà là ĐG. Chính điều này làm cho truyền thống HT
thấy được đạo lý về Hợp Công
cứu chuộc của Đ.Maria trong lời sấm ấy.
Cuộc chung chiến
đấu và chiến thắng đó, đã diễn ra
“hiệp một” trong việc Đ.Maria đầu thai Vô
nhiễm nguyên tội. Đó là cú đạp đầu
Rắn: nhờ công phúc của “Dòng giống bà” là ĐGK Đấng
Cứu Chuộc, mà Đ.Maria đã thắng ma quỉ
bởi được ơn vô nhiễm nguyên tội, không
hề một giây phút nào bị thua nó, nằm dưới
quyền lực tội lỗi.
Nhưng
từ chiến thắng đây mà đi đến kết
luận: Đ.Maria là cộng tác viên với CG Kitô trong công
trình cứu chuộc tất
cả nhân loại, thì con đường còn dài
lắm. Nói cách khác: Bởi việc Đ.Maria
được cùng chung chiến đấu với ĐGK
và chiến thắng Satan (trong vụ Vô nhiễm nguyên
tội) không thể kết luận – ít ra cách cần
thiết – rằng Người đương nhiên
trở thành cộng tác viên trực tiếp trong công
cuộc cứu chuộc cả nhân loại.
b) Vậy,
phải tìm thêm một bản văn nào khác cho phép thấy
Đ.Maria là người cộng tác với CG. Đó là
bản văn:
Người đàn bà là người “trợ giúp
đương đối của Ađam” (St 2.18-24).
Ý
tưởng ngầm hiểu trong bản văn này, thời
Trung cổ đã khám phá ra. “(Con)
người ở một mình không tốt, cần tạo
cho nó một trợ giúp đương đối”,
bởi vậy TC không tạo một người đàn ông
khác làm bạn bè cho con người, nhưng tạo một
người đàn bà rút tự
xương thịt của người đầu tiên (St
2.22-23). Cũng thế, TC đã chọn Đ.Maria, tân Eva,
làm trợ giúp cho ĐG tân Ađam trong tư cách một người đàn bà…
“TC đã chọn Maria trong chính phụ nữ tính của
Người, để đưa Người phụ tá vào
công cuộc cứu chuộc phổ quát của Con của
Người … Vậy đừng quên hoặc loại
trừ giới tính của Người: Sự cộng tác
của Người sẽ là của một người
nữ trợ tá của Đấng Cứu Thế.”
Ý
nghĩa về người nữ trợ tá ấy là như
thế nào ?
Đó là định
luật này: TC thi hành kế hoạch cứu chuộc theo
mẫu kế hoạch ma quỷ đã sử dụng
để gây sa ngã cho Ađam-Eva và cả nhân loại: Nghĩa
là Ađam, với sự cộng tác của người
phụ nữ, là bà Eva, đã sa ngã và đưa đến
sự chết cho nhân loại thế nào, TC cũng dùng
một Ađam mới, với sự cộng tác của
một phụ nữ, là Eva mới, mà mưu việc
đạp đầu Satan và cứu sống cho nhân loại
thế ấy.
|