MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
[ Sưu Tập Những Bài Suy Niệm Kinh Thánh] Bài 37. Lễ Vu Lan
Thứ Ba, Ngày 31 tháng 10-2023
Bài 37. LỄ VU LAN

(Tìm hiểu một lễ hội của dân chúng qua Bài của Lữ Khách, đăng trong tạp chí “Kiến Thức Ngày Nay”, số 864, 10-08-2014, tr.33tt, với nhan đề : Kể chuyện Rằm tháng bảy)

GỐC TÍCH

MucKienLien dem com cho me o AmPhuBắt nguồn từ kinh Ulanbana (Vu Lan Bồn) của đạo Phật. Mục Kiền Liên là một trong 10 đại đệ tử của Phật tổ… và có pháp lực cao thâm. Mẹ ông là người đàn bà độc ác, nên sau khi chết đã sa xuống Ngọa quỉ địa ngục, quanh năm đói khát. Ông đã sử dụng thần thông xuống địa ngục đưa cơm đến thăm mẹ. Mẹ ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình để tránh không cho các cô hồn khác dòm ngó. Vì lòng tham chưa dứt, nên khi đưa cơm lên miệng, thức ăn đã hóa thành lửa đỏ (xem hình).

Mục Kiền Liên về kể lại với Phật, Phật cho rằng dù pháp thuật cao siêu đến mấy, cũng không thắng được “nghiệp”. Phật đã giảng kinh Ulanbana,  hướng dẫn M.K.Liên vào ngày rầm tháng 7, dùng cơm chay bố thí tăng ni thập phương, quảng bá công đức, mới giải được nghiệp. Làm theo lời Phật dạy, mẹ MKLiên đã được giải thoát khỏi địa ngục. Phật cũng nhân dịp dạy rằng chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ, cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan trở thành một trong những ngày lễ chính của Phật giáo.

[Bỏ một đoạn ngoài đề….]

Luan HoiNăm 1970, khi nhà Phật học nổi tiếng của Đài Loan, pháp sư Thích Thiên Dân đến Nhật Bản thuyết pháp từng bị chất vấn: “Phật giáo chú trọng nhân quả, người chết phải luân hồi theo nghiệp mình gây ra (xem hình: sống tốt được tái sinh vào nơi cao quí, sống ác đức, vào làm súc sinh). Cứ đến rằm tháng 7, các thiện nam tín nữ thi nhau đốt vàng mã, nhà chùa cũng tụng kinh cầu siêu cho vong hồn, như vậy là chẳng cần tu hành theo lời Phật dạy cũng thoát được kiếp luân hồi, điều đó có hiệu nghiệm không?” Ông thản nhiên trả lời : “Làm như vậy nhằm hai mục đích, an ủi người sống và tăng thu nhập cho nhà chùa!” Trả lời của pháp sư phản ánh (giữa) tín ngưỡng thế tục (dân gian) và Phật giáo chánh tín (chính thống) có nhiều sự khác biệt [1]. Đối với chúng ta chỉ cần không hổ với người đã khuất, sao cho thanh thản cõi lòng, chuyện khác cũng chẳng cần bận tâm. [2]

DIỄN TIỀN CỦA NGÀY RẰM THÁNG 7

Từ ngày 1.7 âm lịch, Diêm vương ra lệnh mở cửa địa ngục, các cô hồn dã quỉ quanh năm bị cấm cố được “nghỉ phép năm”, lảng vảng trần gian, hưởng đồ cúng tế, đến 29.7 phải về “trả phép”. [3] [….]

Chúng ta đều biết, mỗi năm có ba ngày rằm quan trọng nhất, gọi là Thượng nguyên, Trung nguyên và Hạ nguyên,  (15.1 ; 15.7; 15.10 âm lịch). Theo Đạo giáo Trung hoa, để quản trị trần gian, Ngọc Hoàng đã bổ nhiệm ba vị đại diện của mình dưới trần, gọi là tam quan : Thiên quan, Địa quan, Thủy quan, lấy ba ngày trên làm ngày vía, hằng năm phải gửi bản tường trình lên Thiên đình để Ngọc Hoàng định đoạt họa phước. 15.7 chính là ngày Địa quan lấy ra cuốn danh sách dày cộm, giảm bớt hình phạt cho các oan hồn. [4] Diêm vương chỉ việc theo phán quyết thi hành án. Do đó rằm tháng 7 còn được  gọi là ngày “Xá tội vong nhân” (tha tội cho người đã chết). [5] Ở ta, Phật giáo, Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian đã hòa quyện với nhau thành một. Tôi thầm nghĩ, chắc ông Địa quan phải có siêu máy tính mới xử lý được hàng tỷ hồ sơ mà không gây bất kỳ sai sót nào, vì chẳng thấy oan hồn nào khiếu nại lên Thiên đình.

Rằm thánh 7…. hoạt động chủ yếu là cúng cô hồn (miền Bắc là “cúng chúng sinh”). Người miền Nam cúng vào bất kỳ ngày nào trong tháng 7, người miền Bắc thì cúng đúng vào ngày rằm, còn các phong tục khác đa phần đều giống nhau…

Nơi cúng phải đặt ở hành lang hoặc vỉa hè, tuyệt đối không được cúng trong nhà, nếu không sẽ có nguy cơ rước ma vô nhà.

Đồ cúng phải có : cháo trắng, bánh tráng nướng, mía cắt Do cung co hon Le VuLankhúc ngắn để nguyên vỏ, đậu phụng luộc, bánh kẹo, vài cục đường thẻ, gạo trộn lẫn muối, giấy vàng….Miền Bắc còn có thêm bánh trôi, bánh chay, khoai sọ và ốc nhồi, tượng trưng cho đầu và sọ quỉ. (xem hình).

Đồ cúng không được ăn và cũng không được  mang vào nhà, hóa vàng xong, phải để đám “cô hồn sống” [6] đến giật mới đúng ý nghĩa cúng cô hồn.

Theo ý nghĩ của nhiều người: Cúng cô hồn không hẳn là mê tín, mà là một hành động bố thí, từ bi bác ái, [7] siêu độ chúng sanh, mang đậm nét nhân văn của dân tộc ta.

***

TRÌNH TỰ TƯ PHÁP DƯỚI ĐỊA PHỦ

Chẳng ai thoát khỏi cái chết, nếu chúng ta chưa đủ tự tin có thể lọt qua cổng thiên đường hoặc Tây du qua Thế giới Cực lạc, thì đi chầu Diêm vương, chịu sự phán xét theo một trình tự tư pháp tuy nghiêm khắc nhưng khá chặt chẽ. [8]

Đứng đầu địa phủ là Diêm vương, ông có quốc tịch Ấn Độ, theo Phật giáo truyền vào Đông thổ, và nhập tịch Trung Hoa. Diêm vương tên gọi đầy đủ là Diêm La Vương, phiên âm từ tiếng Phạn, có nghĩa là “bình đẳng”, khuôn vàng thước ngọc “mọi người bình đẳng” đã được ghi vào điều luật của địa phủ. Vì ông cầm cân nảy mực, chấp pháp vô tư, nên được thờ cúng khắp nơi, quyền uy hiển hách, chẳng kém gì  Phật tổ hoặc Quan Thế Âm bồ Tát.

Diem Vuong tiep nhan hon maTừ ngày đến Trung Hoa, phải cai quản cả tỷ hồn ma, một mình Diêm vương lo không xuể, nên bộ máy hành chánh ngày một phình to ra, đến nay đã  thành lập được 10 văn phòng độc lập, gọi “thập điện Diêm vương”. Đáng lẽ ra Diêm La vương đứng đầu địa phủ, nhưng vì ông ta hay mủi lòng, giải thoát cho nhiều oan hồn, nên đã bị Ngọc hoàng giáng xuống làm Chưởng quản Điện thứ 5.

Chức năng cùng các Diêm vương 10 điện tóm lược như sau :

Tần quảng vương. Người mới chết được quỉ vô thường dẫn giải đến Điện 1 gập phán quan lập hồ sơ như hồ sơ nhập viện vậy. (xem hình). Điện 1 có “Nghiệt kính đài”, hồn ma đứng trước đó, sẽ tái hiện tội lỗi của mình trên dương thế như những thước phim câm, không thể có oan sai, nên không cần luật sư bào chữa. Diêm vương sẽ căn cứ vào báo cáo của phán quan để lượng hình (gia hình nặng nhẹ). Tùy tội nặng nhẹ sẽ phải đi qua các Điện từ 2 đến 9, nếu công tội tương đương, sẽ trực tiếp đến điện thứ 10 chuyển kiếp.

Sở Giang vương. Chưởng quản Hàn băng địa ngục, những người hung ác, giết người cướp của, phải xuống nơi đây chịu hình phạt quanh năm băng giá, chặt đầu khoét mắt, thân thể bị nghiền nát.

Tống đế vương. Chưởng quản Hắc thằng địa ngục, những kẻ tà dâm bất hiếu phải xuống địa ngục này chịu hình phạt chặt người ra từng khúc.

V.v…

Am phu dien 10 de chuyen kiepĐô Thị vương. Chưởng quản địa ngục A tỳ, là tận cùng của 18 tầng địa ngục, những kẻ phạm tội đất không dung trời không tha phải ôm cột đồng đỏ rực, cháy hết tim gan, mãi mãi không được siêu thoát.

Chuyển Luân vương. Tiếp nhận hồn ma từ các điện chuyển tới, quyết định cho họ đầu thai chuyển kiếp làm người hoặc súc sinh theo luật luân hồi quả báo. (xem hình trên trang 276). Hàng tháng, Chuyển Luân vương phải nộp báo cáo lên Điện 1 để xóa bỏ những hồ sơ đã hoàn tất. Trước khi chuyển kiếp, phải ăn cháo lú ở bến đò bà Mạnh cho quên hết kiếp trước, rồi qua cầu Nại Hà (xem hình dưới), ra khỏi biên giới cõi âm.

Qua Cau Nai Ha de chuyen kiepMười điện kể trên đều mang tước ngang nhau, chẳng lẽ không có quan chức bao quát chung ? Năm 728, hòa thượng Kim Kiều Giác, người nước Tân La (phía Nam bán đảo Triều tiên, tức Hàn quốc bây giờ) tu hành đắc đạo ở tuổi 99. Ngài chứng quả Bồ Tát, được Phật Tổ cử làm giáo chủ U Minh, phong hiệu Địa Tạng vương, thống lĩnh thập điện Diêm vương. Ngài đã lập hoằng nguyện (lời nguyện vĩ đại): “địa ngục bất không, bất thành chánh quả ; chúng sanh độ tận, phương chứng bồ đề”. [9]

Tuy vậy, ngài chỉ lo giáo hóa, siêu độ oan hồn, không can dự vào quá trình xét xử, nhằm bảo đảm “tư pháp độc lập”. Hàng tỷ tỷ chúng sanh, tội ác tày trời bao giờ mới độ hết ?

Rằm tháng 7 là dịp chúng ta tri ân đấng sinh thành, nghĩ đến những người không ai cứu giúp, làm những việc thiện, đó là ý nghĩa sâu xa chúng ta cần phải kế thừa.

Những người từng đổ bộ lên mặt trăng, thăm dò trên sao Hỏa, vẫn vững tin ở Thượng đế, nên đối với những điều ta chưa kiểm chứng được, đừng vội kết luận là “mê tín”.

 

ÓvÎ




[1]    Những chú thích dưới đây của độc giả.

 Không chỉ sự khác biệt, còn mâu thuẫn nữa ! Người ta tự hỏi :bên nào đúng, bên nào sai. nếu bên dân chúng sai, thì các nhà lãnh đạo Phật giáo trách nhiệm sao không cho sửa chữa, ít ra truyền lệnh không được làm như thếNếu không tình những người trách nhiệm đó đã dung túng sự sai lầm đến mức bây giờ trở thành chính đạo, ai cũng tin thực hành !

[2]    Câu nói này nghe hơi tức cười : vẻ  muốn nói : không hề , không cần bận tâm đến sai hay đúng, miễn lòng mình thấy thanh thản được ! Nhưng già sử sai, thì sao thể thanh thản cõi lòng trong sai lầm được !

[3]   Quan niệm của họ về địa ngục khác hẳn với đạo Công giáo chúng ta: theo giáo Công giáo, Địa ngục vĩnh viễn, không bao giờ chuyện thay đổi số phận hay thả lỏngnghỉ phépcho người bị sa xuống đó. Sự dễ dãi này được người đời coi như tính nhân đạo hơn đạo nghiêm nhặt của Công giáo.

[4]   Căn cứ vào điều để ông ấy quyền giảm tội cho oan hồn ?

[5]   Thế phải chăng nghĩa các người chết được tha tội, không bị phạt chịu các hình khổ được đi đầu thai kiếp khác ?

[6]    Nghĩ cũng tức cười : cúng hồn, tức cúng đồ ăn cho những người đã chết không ai giúp đỡ, nay thì các hồn sống” (tức những người còn sống) đến giật ăn,  các hồnÂm phủ đâu được ăn nên vẫn đói, thế lại cho cúng cho âm hồn ăn. (Đàng khác sao lại gọi hồn sống còn sống trên dương gian thì sao gọi hồn?)

[7]   Nói nghe hay quá, nhưng thực tế nếu người ta không tín, thì ai đành mất công mất của để làm phúc bố thí kiểu đó không ?

[8]   Dưới đây sẽ thầy trình bàytrần sao, Âm vậy”, nghĩa họ tưởng tượng đời sau cũng giống như đời này.

[9]   Nghĩa ?

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài khác
Cn 3982: Thiên Thần Tại Linh Địa Akita (1) (1/11/2018)
Cn 3922: Cuộc Hiện Ra Của Đức Bà Thành Công (our Lady Of Good Success) #2 (7/25/2017)
Cn 3921: Đức Bà Thành Công (our Lady Of Good Success) (7/21/2017)
Câu Chuyệ̣n 6: Nhờ Ơn Đức Mẹ Mà Hết Què (3/29/2017)
Câu Chuyệ̣n 1: Hãy Tin Tưởng Mẹ Maria (3/28/2017)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768