Chương 1: Gioan Nhân-vật lạ-kỳ xuất-hiện ở Tin Mừng #2 (Bài 1) Gioan và Tin Mừng Thứ Tư? Suốt 25 năm trời trải dài thế kỷ trước, vào các buổi thuyết-giảng tại một số Đại học, tôi thường có nhiều cơ-hội để nói về Đức Giêsu với các nhóm không chuyên gồm cả nam lẫn nữ, lớn/bé, già/trẻ, đều có đủ. Công-việc tôi thực-hiện, cốt vẽ lên bức chân-dung nêu rõ
“Đức Giêsu là người Do-thái-giáo,
một nhân-vật lịch-sử đứng trụ sau các tín-điều của Đạo Chúa,
cùng việc phụng thờ và thẩm-xét của người đi Đạo suốt hai ngàn năm trôi qua.
Chân-dung tôi chọn vẽ, không mang tính giáo-điều thần-học mà chỉ là những gì tôi nghe được từ một số tín-hữu có đầu óc phóng-khoáng hoặc từ một cử-toạ không thuộc Giáo-hội hoặc nhà thờ nào hết. Cùng lúc ấy, nhiều người Do-thái-giáo lại vẫn lắng tai nghe tôi diễn-giải với động-thái đầy tính hiếu-kỳ và kinh-ngạc về những điều tôi nêu ra.
Tuy là thế, những gì tôi đề-cập đến, lại rất thường tình và trước sau như một, khiến cử-toạ khi ấy là thành-viên trong Đạo mang tính-chất qui-ước, đặc biệt các tín-hữu theo phái truyền-tải Phúc Âm cách triệt-để, những người lâu nay quen trình-bày thứ Tin Mừng mà Giáo-hội ta còn phổ-biến. Người nghe tôi biện-giải vào các dịp ấy, lại hay đưa ra những câu hỏi đại để như sau:
“Phải chăng có lần chúng tôi nghe ông bảo:
Sách thánh không đưa ra chứng-cớ nào quả-quyết Đức Giêsu là Đấng Mêsia hoặc bảo: Ngài là Thiên-Chúa, bao giờ hết?
Phải chăng, ông cũng chẳng khi nào khẳng-định điều ngược lại, tức: vẫn cho rằng:
Ngài đích-thị là Đấng Thiên-Sai từ trời và là Con Thiên-Chúa-hằng-sống, đấy chứ?
Ngài chưa một lần công-bố với người Do-thái-giáo ở Đền thờ, rằng: Ngài và Cha Ngài là một, như thế có đúng không?”
Và cứ thế, nhiều người lại vẫn đặt ra cho tôi những câu hỏi rất ư tương-tự. Xét cho kỹ, thì chín trên mười câu hỏi đầy bối-rối này, là từ các vị lâu nay quen thói phục-tùng truyền-thống xuất tự một số chương/đoạn ghi ở Tin Mừng Thứ Tư, do tác giả Gioan soạn thảo.
Câu trả lời của tôi, là: theo truyền-thống vang-vọng từ đoạn kết-luận do ngộ-nhận từ một số học-giả nổi-tiếng, lại đã làm cho họ rối trí/lẫn lộn; để rồi, cuối cùng cũng chẳng gây thêm ấn tượng nào, hết.
Nhiều vị lâu nay không nuốt nổi lập-trường cho rằng Tin Mừng Thứ Tư của tác-giả Gioan, là trình-thuật đặc-biệt nên phản-ánh không phải sứ-điệp thực-thụ của Đức Giêsu hoặc cả đến quan-điểm của phần đông những người trực-tiếp theo Ngài, mà là thần-học tiến-bộ đến đỉnh cao do người viết từng sống đến 3 thế-hệ sau ngày Ngài quá vãng. Và ông đã hoàn-chỉnh trình-thuật của chính vào những tháng ngày đầu ở thế-ký thứ 2, Công-nguyên.
Với phần đông tín-hữu các nơi, Tin Mừng Thứ Tư là trình-thuật được coi như đệ nhất hạng trong số các Tin Mừng mà Giáo hội lưu-giữ; nhưng các vị ấy lại coi đây là công-trình của tông-đồ gần/cận Ngài, đồng thời các học-giả cùng chung một lập-trường lại cứ nghĩ rằng: tác-giả đây là nhân-chứng sống cùng thời với Đức Giêsu, Thày mình.
Thêm nữa, tín-hữu Đạo Chúa xưa nay thường vẫn nghĩ, rằng tác-giả Tin Mừng Thứ Tư sống mật-thiết với Thày mình đến độ, trước khi Thày bỏ mình trên thập-giá, Ngài đã sắp-đặt để ông làm tông-đồ thừa-kế và là đấng-bậc được Chúa trao trọng-trách chăm-sóc Đức Maria-Mẹ-Ngài như mẹ ruột.
Theo thông lệ, thì: ai thường-xuyên tiếp-cận truyền-thống tín-điều của Giáo-hội, cứ luôn nghĩ rằng mình có kiến-thức thần-học về Đức Giêsu khá đầy-đủ, cả sự việc có liên-quan đến tư-thế của Ngài ngang qua câu hỏi, như thể bảo: Ngài là Ai? Ngài làm gì khi còn sống? tức: những vấn-nạn, xuyên ngang Đạo-giáo có mặt ở lịch-sử, thế nên cuối cùng lại phải tuỳ thuộc vào trình-thuật được gọi là Tin Mừng Thứ Tư và các thư nổi cộm do tông-đồ Phaolô đọc cho thư-ký viết.
Trước hết, Phaolô vị tông-đồ dân ngoại năng-nổ, có trọng-trách giáo-dục cho kẻ tin biết: Đức Kitô là Đấng Cứu Chuộc loài người. Tiếp đến, ông còn khuyên-răn tín-hữu khắp nơi, hãy có niềm tin vững-chãi quyết bảo rằng: Ngài là “Con Thiên-Chúa”, tức Đức Chúa Con thần-thánh xuống thế làm người. Từ khác-biệt ấy, Đạo Chúa đã tách khỏi Do-thái-giáo, kể từ đó. Trước hết và trên hết, quan-điểm thần-học như thế lại đã xuất-phát từ ảnh-hưởng do Tin Mừng Thứ Tư để lại.
Có thể nói, diện-mạo thánh-thiêng-như-thần của Đức Giêsu do tác-giả Tin Mừng Thứ Tư tô-điểm, đã tạo đỉnh cao trong lịch-trình tiến-hoá tín-điều trong Đạo nơi Tân Ước, lại mang cung-cách bày-tỏ rất trau-chuốt, và là văn-bản cuối đã đạt được mục-tiêu do Đạo đề ra.
Chính vì lý-do đó, Tin Mừng Thứ Tư được chọn làm trình-thuật khởi-đầu tốt đẹp nhất trong hành-trình linh-thao, hạnh-đạo. Nói rõ hơn, thì: Đạo Chúa bắt đầu từ giai-đoạn phát-triển tín-điều nhiều hơn động-thái khởi-sự kiếm-tìm thực-tại mang tính lịch-sử, vốn ẩn-tàng đằng sau và bên dưới giai-đoạn mới chớm của Đạo vẫn cứ đặt niềm tin nơi Đức Kitô, Đấng-ngự-trên-trời.
Người thông-thạo lịch-sử hiểu rằng: Tin Mừng Thứ Tư, là hiện-tượng có-một-không-hai trong lịch-sử Đạo. Đem so sánh, người người sẽ thấy cả ba Tin Mừng kia, ra như chỉ đứng ngoài cái-gọi-là sui generis, tức: đích-thực loại-hình căn-bản, khá cá-biệt.
Tác-giả Máccô, Mátthêu và Luca vẫn được coi là đồng tác-giả Tin-Mừng-Nhất-Lãm, lại cũng theo cùng một giòng chảy truyện kể lâu nay được các nhà chú-giải xếp thành cột song song trong Tin Mừng synopsis tức: trình-thuật Phúc Âm rất nhất loạt. Tựu trung thì, các sách Tin Mừng này chỉ khác ở thời đầu và kết-thúc cuộc đời Đức Giêsu, thôi.
Truyện kể thời ấu-thơ của Đức Giêsu và truyện-kể về thời cuối cùng cuộc đời Ngài, đều không thấy xuất-hiện ở trình-thuật tác-giả Máccô soạn, tức văn-bản Tin Mừng xuất-hiện vào thời sớm nhất, trong khi hai trình-thuật kia, một của tác-giả Mát-thêu và một của tác-giả Luca, là bản sao/chép từ trình-thuật Tin Mừng Máccô mà thôi. Và mỗi người sao hoặc chép theo cung-cách rất khác-biệt.
Ngược lại, tác-giả Gioan ghi chép với tầm nhìn, mục-tiêu, cấu-trúc riêng đặc-biệt, lại rất mới. Bức tranh thần-học do tác-giả Gioan phác-hoạ, cộng thêm trình-tự ông tác-tạo bằng niên-đại và văn-phong rất giáo-dục tương-tự như sứ-điệp thực-thụ lại đã áp-đặt vào Đức Giêsu theo cách độc-đáo, không thể so-sánh với Tin Mừng Nhất Lãm, hoặc văn-bản nào khác, bấy lâu nay. Đôi lúc, ta lại thấy nó mâu-thuẫn với các chứng-cứ do các tác-giả ở đây đưa ra.
Nhận-thức có sự khác-biệt giữa các văn-bản Tin Mừng, là nhận-thức của học-giả hoặc sử-gia rất khách-quan, biệt-lập trong công-tác truy-tìm thông-tin đặt nặng nơi “nguồn” văn bản nay còn giữ.
Trong khi đó, giới-chức có thẩm-quyền trong Đạo Chúa lại không mấy thích-thú đối-đầu/giáp mặt với các chứng-cứ đầy những mâu-thuẫn, khác-biệt nên các đấng bậc vị vọng trong Giáo-hội cứ phải phấn-đấu tìm phương-án khác, khả dĩ có thể hoá-giải chúng theo cung-cách hài-hoà, đồng-điệu.
Các nhà nghiên-cứu hiện-đại về Cựu-Ước, lâu nay tách 4 tầng-dầy hoặc nguồn-văn nơi “Luật Môsê” ra riêng-rẽ. Nhưng, truyền-thống Do-thái-giáo thời cổ lại tìm cách trộn-lẫn chúng thành một giải-trình tổng-hợp độc-nhất trong Ngũ Thư, tức 5 Kinh/thư đầu ở Kinh-thánh Do-thái-giáo ta còn lưu giữ, đến hôm nay.
Riêng Hội-thánh Đức Kitô, vốn bị xáo-trộn do các khác-biệt và do sự chõi âm giữa 4 bộ sách được thâu-thập và ghi chép đời Đức Giêsu, đã 2 lần toan-tính san-bằng thành phẳng-lặng các khác-biệt có trong đó. Bằng vào quan-năng sẵn có, bộ sách đầu được các bậc thức-giả trong Đạo bắt chước Do-thái-giáo vào thời cổ, đã chuyển-đổi 4 “nguồn văn” sẵn có vào thời trước, thành bộ sách độc-nhất-vô-nhị gọi là “Luật Môsê” kéo dài nhiều thế-hệ.
Hệt như thế, Giáo-hội thời đầu cũng tìm cách thiết-lập 4 bộ Tin Mừng riêng-biệt thành một truyện kể để tháp-đặt “mọi” chi-tiết do 4 tác-giả Mátthêu, Máccô, Luca và Gioan làm thành một, sau đó sẽ loại-bỏ mọi khác-biệt lâu nay hiện-hữu. Nỗ-lực này, cuối cùng, cũng không thành dù quí vị đã cố kết-hợp quan-niệm tư riêng mỗi tác-giả, ở Phúc Âm.
Tuy nhiên, trong một số trường-hợp, lại có thành-phẩm tạo sự hài-hoà ở Phúc Âm, được biết dưới tên gọi là Diatessaron, tức: tác-phẩm gom-gộp Bốn-Trong-Một được gán cho biện-luận-gia có tên là Tatian sống vào giữa thế kỷ thứ 2, làm tác-giả.
Chính ông này từng tạo thành-quả đáng kể cho giáo-hội Syria, là nơi mà nhiều học-giả lại đã tìm cách làm lu-mờ từng văn-bản của Phúc-Âm, làm của riêng. Các vị tuy làm thế từ thế kỷ thứ 5 trở về sau, để rồi cuối cùng thì văn-bản ấy vẫn đi vào quên-lãng, đến biến-dạng.
Trường-phái bảo-vệ chủ-trương trên, đã toại-nguyện và tồn-tại mãi đến hôm nay. Trường-phái này, lại đã trưng-diễn tác-giả Gioan như người viết tiểu-sử Đức Giêsu đạt đỉnh cao chót vót và như thế đã trở thành tác-giả Tin Mừng có tính linh-thao độc-đáo.
Vốn dĩ từng thiết-tha và tiếp-cận công việc của đàn anh đi trước, tác-giả đây được hiểu rằng: ông là người cố tránh-né chuyện lập đi lập lại truyện kể, ngoại trừ truyện Thương Khó Đức Giêsu, từ đó ông tự giới-hạn ngòi bút và giọng văn của mình vào việc bổ-sung làm giàu “nguồn” văn-bản của đấng bậc đi trước bằng các bài giảng-giải áp-đặt và cho rằng Đức Giêsu là diễn-giả. Nhìn chung, ông đã triển-khai các giáo-điều được đề ra và cải-thiện truyện kể mà các vị tiền-nhiệm của ông nêu lên.
Suy cho kỹ chủ-đích toàn-bộ 4 trình-thuật trên, người đọc sẽ thấy rằng điều đó cũng không giúp ích gì thêm việc diễn-giải ý-định của tác-giả Gioan; bởi ông có viết cũng không rõ cho lắm.
Rõ ràng là: với người đọc, nếu bảo rằng tác-giả Tin Mừng Thứ Tư có lý hơn ai hết, thì hỏi rằng các tác-giả viết trước ông cả mấy thập-niên qua, thảy đều thiếu-sót hết sao?
Ngược lại, giả như các vị tiền-nhiệm của ông Gioan làm đúng, thì tác-giả đây phải lầm-lẫn chứ?
Tin Mừng Nhất Lãm và tác-giả Gioan không thể cùng đúng hết.
Bởi sự khác-biệt là nằm ở chỗ: tác-giả của 3 Tin Mừng gọi là Nhất Lãm nói trên từng minh-định rằng: hoạt-động công-khai của Đức Giêsu kéo dài chỉ một năm lẻ. Trong khi đó, tác-giả Gioan lại phân-hoá kéo dài đến 2 hoặc 3 dịp lễ Vượt Qua, vốn dĩ tổ-chức mỗi năm ở Galilê và Giuđêa.
Cũng hệt thế, giả như Tin Mừng đặt mốc thời-gian Đức Giêsu chịu-đóng-đinh-thập-giá là trước lễ Vượt Qua, tức vào ngày 14 tháng Nisan là đúng, thì Tin Mừng Nhất Lãm kể về Tiệc Ly như một Tiệc Lễ Vượt Qua đặc-biệt khác và định-hình sự-kiện này như một dẫn-nhập cho việc xử án Đức Giêsu phải chịu cái-chết-trên-thập-giá đúng vào ngày 15 tháng Nisan, chắc hẳn đã sai-lầm.
Sở dĩ các ngài làm thế, cốt để cho trình-thuật có đôi chút đặc-tính Do-thái-giáo ngõ hầu hội-nhập vào châm-ngôn/lời lẽ hợp với Lễ Vượt Qua của Do-thái-giáo, khi đó ta không thể xác-định tập-tục làm bánh không men ăn vào dịp này.
Thành thử, chắc sẽ có người lại cứ hỏi:
Tin Mừng Thứ Tư do ai viết?
Và, tác-giả viết vào thời nào?
Cân nhắc kỹ, ta thấy: các văn-bản viết bằng tay theo kiểu “đứt đoạn” của tác-giả Gioan hoàn-tất kể từ năm 125 đến 150 sau Công nguyên, thôi.
Hệt như thế, các qui-chiếu xưa/cũ nhất mà nhiều vì vẫn gán cho là đó Tin Mừng do tác-giả Gioan viết thuộc thời-kỳ văn-chương Kitô-giáo vừa mới chớm, tức: xuất-hiện chỉ từ giữa thế-kỷ thứ 2 mà thôi.
Vậy nên, việc viết nên trình-thuật này hẳn là đã hoàn-thành trước những năm tháng thời ấy.
Mặt khác, giáo-điều nào trong Đạo tiến-hoá đến mức cao vút, vốn được gán là do tác-giả Gioan viết, lại xuất-hiện vào giai-đoạn sau Tin Mừng Nhất Lãm cũng rất nhiều.
Phần đông các nhà chú-giải ước-tính văn-bản này phải được viết vào niên-đại thuộc phần tư cuối cùng của thế-kỷ thứ nhất, mà thôi.
Cũng hệt thế, ở trình-thuật Tin Mừng của tác-giả Gioan, mọi người nhận thấy có sự chia-cách giữa Do-thái-giáo và Kitô-giáo qua sự việc các vị theo chân Giêsu đã bị xua đuổi khỏi hội-đường Do-thái-giáo, cũng rất thường.
Điều này không thể xảy ra vào những năm cuối thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên được.
Thế nên, tôi thuận theo ý các nhà chú-giải Tân Ước chính-mạch cho rằng việc này xảy ra hồi đầu thế-kỷ thứ 2, tức: khoảng thời-gian từ năm 100 đến năm 110.
Đồng thời, có giả-thuyết cho rằng: Tin Mừng tác-giả Gioan viết, vốn dĩ xuất-hiện vào thời-gian này, lại có chứng-cứ thoả-đáng.
Trong khi đó, một số chuyên-gia Kinh-thánh tương-đối nghiêm-túc vẫn cứ cho rằng:
Tin Mừng Thứ Tư chắc-chắn xuất-hiện vào niên-biểu 150 sau Công nguyên hoặc những năm sau đó, thật rất xa.
Phần đông học-giả có lập-trường tương-tự, lại cũng cho rằng:
thật khó mà biết rõ lai-lịch của tác-giả Tin Mừng này,
tức: ta không thể biết đích-xác sách này do ai viết.
Nếu căn-cứ vào câu dẫn-nhập như thế bảo “Tin Mừng theo tác-giả Gioan” mà thôi, lại càng mơ-hồ nhiều hơn nữa.
Bởi, Gioan đây là Gioan nào?
Và, có điều là: mãi về sau, tên gọi của tác-giả mới được gắn liền vào văn-bản trình-thuật thôi.
Trong khi đó, ở Phúc Âm này, suốt từ chương 1 đến chương 20, không thấy nói ai là người viết nên sách này, hết.
Đặc-biệt, ở chương 21 có người nào đó, chắc chắn không phải là người viết trình thuật này, lại đã tự ý thêm vào đó một đôi chi-tiết như câu 24 chương này còn ghi là người thêm thắt đã định-danh/định-vị chính mình là “đồ-đệ thương mến của Đức Giêsu”, tức cố ý ám-chỉ ông Gioan đó là Gioan làm nghề chài-lưới ở Galilê, con ông Dêbêđê.
Chính môn đệ này (ám chỉ Gioan) làm chứng về những điều đó và đã viết ra.
Chúng tôi (một Gioan nào khác) biết rằng lời chứng của người ấy là xác thực.
Nay, theo văn-bản thuộc truyền-thống tín-hữu thế kỷ thứ 2, thì nhà kinh-điển nổi tiếng Giáo-hội là giáo-phụ Irênê, giám-mục chủ-quản địa-phận Lyon, nước Pháp sống vào năm 180 sau Công nguyên, đã ghi lại rằng:
tông-đồ Gioan sống rất thọ ở thủ-phủ Êphêsô, miền Tây Thổ Nhĩ Kỳ thuộc mạn châu Á, là người viết ra Tin Mừng Thứ Tư này.
Tuy là thế, các chứng-cứ có từ thời tiên-khởi, không xác-minh được việc nối-kết tác-giả Tin Mừng Thứ Tư với ông Gioan ở Êphêsô được.
Ông là người cuối cùng được sách Tông Đồ Công Vụ nhắc ở đoạn 8 câu 14,
Các Tông Đồ ở Giê-ru-sa-lem nghe biết dân miền Sa-ma-ri đã đón nhận lời Thiên Chúa, thì cử ông Phê-rô và ông Gio-an đến với họ.
tức: là người dẫn dắt việc rao giảng Tin Mừng cho Samaria cùng đồng-hành với tông đồ Phêrô và Phaolô.
Riêng tông-đồ Phaolô, cũng nói ông là người tháp-tùng ông Giacôbê, em trai Đức Giêsu và cả tông-đồ Phêrô như một trong ba cột trụ của Giáo-hội Giêrusalem vào thời đó (xem thư Galata 2: 9).
Các ông Gia-cô-bê, Kê-pha và Gio-an, những người được coi là cột trụ, đã bắt tay tôi và ông Ba-na-ba để tỏ dấu hiệp thông : chúng tôi thì lo cho các dân ngoại, còn các vị ấy thì lo cho những người được cắt bì.
Hồi thế-kỷ đầu sau Công nguyên, không thấy ai lên tiếng xác-minh rằng tông-đồ Gioan đã chuyển về vùng ven biên thuộc Tiểu Á, hết.
Riêng Giám mục Ignatiô thành Antiôkia là người có cơ-hội tuyệt-vời trong việc này, nhưng ông lại không làm thế.
Trong thư gửi thành-viên Giáo-hội Êphêsô xuất-hiện vào niên-đại 110 sau Công nguyên, Giám mục này đã qui-chiếu đôi điều đại ý bảo rằng:
người Êphêsô là dân con dưới trướng của tông-đồ Phaolô.
Nhưng, trước đó vài năm, Giám-mục này lại không chú-thích gì để xác-nhận rằng vị tông-đồ cao cả Phaolô và người viết Tin Mừng Gioan từng sống chung với cộng-đoàn tín-hữu ở Êphêsô bao giờ hết!
Mãi sau này, vấn-đề còn nhiêu-khê hơn.
Xem chừng, thực-tế có rất nhiều nam-nhân mang tên Gioan cũng đã hoạt-động năng-nổ ở vùng này.
Một trong các vị được gọi là “Gioan Lão-thành” mà Giám-mục thành Hiêrapôlis là Papias bảo:
vị ấy là tông-đồ Gioan từng thân cận với Đức Giêsu (là người sống ở vùng Tiểu Á);
nhưng ông Gioan này lại chết vào năm 130 sau Công nguyên.
Thật ngẫu-nhiên, tác-giả thư Thứ Hai và thứ Ba của người viết tên là Gioan lại cũng định-danh chính mình là “Gioan Lão Thành”,
- Tôi là kỳ mục, kính gửi Bà đã được Thiên Chúa tuyển chọn, và con cái Bà là những người mà tôi thực sự quý mến ;
không phải chỉ một mình tôi, mà là tất cả những ai đã biết sự thật cũng đều quý mến, (2Ga 1:1)
- Tôi là kỳ mục, gửi anh Gai-ô thân mến,
người mà tôi thực sự quý mến. (3Ga 1:1)
trong khi Thư Thứ Nhất của người viết cũng trùng tên Gioan, lại không gán cho bất cứ ai có tên ghi trong thư này, hết.
Cuối cùng thì, để định-vị/định-hình theo cách xác-thực là tác-giả Tin Mừng Thứ Tư lâu nay vẫn được gán cho nam-nhân dân chài người Galilê, vốn không có trình-độ học-vấn và được đề-cập cách chung chung như ở sách Tông Đồ Công-Vụ đoạn 4 câu 13,
Họ ngạc nhiên khi thấy ông Phê-rô và ông Gio-an mạnh dạn, và biết rằng hai ông là những người không có chữ nghĩa, lại thuộc giới bình dân. Họ nhận ra hai ông là những người đã từng theo Đức Giê-su ;
có lẽ phải kể đến vị học-giả đầy sáng-kiến cả về triết-lý lẫn thần-bí Hy-Lạp điệu-nghệ sống sau tác-giả đến cả trăm năm. Xem ra, đây là bước nhảy vọt nhiều tưởng-tượng; và cũng là chuyện vượt quá khá-năng xét-đoán và biện-giải của người thường, vào mọi lúc.
Tóm lại, bất cứ mọi người đều có khả-năng làm công việc đơn-giản là rút từ túi áo choàng bên ngoài mình đang mặc, lấy ra danh-tánh của đấng bậc vị vọng nào đó, mà mọi người chấp-thuận cho đấy là tên tuổi của tác-giả do mình định-danh, mỗi thế thôi.
Ngoài danh-tánh tông-đồ Gioan ra,
có lẽ phải kể đến tên tuổi các ứng-viên khác,
như đấng bậc chủ-trì giáo-đoàn nọ hoặc nhân-sĩ lão-thành kia, trong cộng-đồng Giáo-hội có tên gọi là Gioan, cũng đều được.
Riêng Gioan Mác-cô, một thừa-tác-viên từng đồng-hành với tông-đồ Phaolô được nhắc đến tên ở sách Tông Đồ Công Vụ đoạn 15 câu 37, lại được Giáo-hội thời đó qui cho là tổ-phụ Clêmentê của Alexandria.
Và, Lazarô bạn hiền thương mến của Đức Giêsu, phải chăng là “Vị Tông Đồ mến thương” hoặc ai khác được Giáo-hội nghĩ ra; và đây cũng là chuyện đáng để mọi người bàn đến, cho vui chuyện.
Nói cho cùng, sự việc ta không thể nào kết hợp Tin Mừng Thứ Tư gộp với Tin Mừng Nhất Lãm phối-hợp ngày tháng cuối cùng làm văn-bản, sẽ mạnh mẽ cản-trở việc định-danh tác-giả là nhân-chứng mắt thấy tai nghe chính Đức Giêsu lịch-sử được. (Còn tiếp) Gs Geza Vermes biên soạn Mai Tá lược dịch
|