Ngôi mộ
trống.
Tại một
nghĩa trang bên Đức, có mội ngôi mộ rất
được chú ý, đó là ngôi mộ được làm bằng
đá hoa cương, bên dưới đúc xi măng cột
sắt rất kiên cố. Ngôi mộ được
nhiều người chú ý vì đó là ngôi mộ của một
người đàn bà giàu có. Trong chúc thư,
bà yêu cầu người ta xây cho bà một ngôi mộ kiên cố,
để nếu có sự sống lại của người
chết, thì bà vẫn nằm yên dưới mộ. Trên mộ,
bà ta xin được ghi: “Đây là ngôi mộ sẽ không
bao giờ mở ra”.
Thời
gian trôi qua, ngôi mộ xem ra vẫn kiên cố. Thế
nhưng một hôm có một hạt giống rơi vào khe
đá của ngôi mộ, gặp đất bên dưới,
nó bắt đầu nẩy mầm, lớn lên thành cây, rễ
của nó đâm xuyên qua ngôi mộ để rồi cuối
cùng làm cho quan tài của người đàn bà vỡ ra.
Câu truyện trên đây có thể là một
dụ ngôn về tình yêu vô bờ của Thiên Chúa đối
với con người, khi Ngài cho Đức Kitô sống lại
từ cõi chết để mở lối cho con người
vào sự sống vĩnh cửu với Ngài. Con người có thể chối bỏ
và khước từ Thiên Chúa, nhưng với muôn ngàn cách thế
mà con người khôn lường được, Thiên Chúa
vẫn tiếp tục theo đuổi
con người. Con người tưởng mình có thể lẩn
trốn được Thiên Chúa, nhưng khi một hạt
giống nhỏ bé, tình yêu của Ngài vẫn tiếp tục
len lỏi vào tâm hồn của con người. Thiên Chúa là Chúa của sự sống. Vinh quang, danh dự và niềm vui của ngài là con
người được sống. Cho
dù con người có loại bỏ Thiên Chúa để đi
tìm cái chết, ngài vẫn đeo duổi và chờ đợi
con người.
Anh chị em thân mến,
Chúa Giêsu đi vào cõi chết của con
người. Người ta đã chôn ngài trong
mộ đá. Nhưng rồi sang ngày thứ nhất
trong tuần, người ta không thấy xác Ngài ở đó
nữa. Bà Maria Mađalêna ra thăm mộ đã hoảng hốt
kêu lên: “Người ta đã lấy mất xác thầy rồi!”
Hai môn đệ Phêrô và Gioan chạy ra mộ
kiểm chứng. Hai ông thấy ngôi mộ
mở toang. Nhì vào trong thấy khăn liệm
còn đó, nhưng xác Ngài đã biến mất. Phêrô im
lặng suy nghĩ, còn Gioan, người môn đệ Chúa
yêu đã thấy và đã tin: “Đúng như Thầy đã
nói, Thầy đã sống lại thật rồi”.
Thưa anh chị em,
Tất cả khởi đầu với
ngôi mộ trống. Nhưng nếu chỉ có ngôi mộ trống mà thôi
thì cũng chẳng làm nên chuyện. Câu chuyện chỉ
thực sự có ý nghĩa khi nó có nội dung, và nội dung
ở đây là: “Ngài không còn ở trong mộ nữa, vì Ngài
đã sống lại như Ngài đã nói”. Từ
ngôi mộ ấy đã bật lên sự sống.
Đó là niềm tin của chúng ta. Cả cuộc
đời Kitô hữu là những cuộc mai táng liên tục,
nhưng caí chết và từ bỏ liên tục. Đừng sợ những ngôi mộ. Đừng sợ chôn đi điều phải
chôn, mất đi điều phải mất. Đừng
sợ bị thối rữa hay bị tảng đá to che
chặt đời mình. Ước gì mọi ngôi mộ của
chúng ta cũng giống như ngôi mộ của Chúa Giêsu: bị
mở tung để sự sống bừng
dậy.
Nếu Chúa Kitô đã không sống lại,
thì mọi sự sẽ vẫn như cũ: sự sống
có nghĩa lý gì, nếu bao giờ nó cũng kết liễu
bằng cái chết như một trái thúi rơi nát dưới
gốc cây? Con người có nghĩa là gì, nếu mọi cố
gắng đạt hạnh phúc chỉ bảo tồn
được ảo tưởng của hạnh phúc, của
những hạnh phúc luôn bị cái chết đe dọa từ
bên trong? Tình yêu có nghĩa là gì, nếu mọi
cú sét ái tình sẽ tắt nghẽn trên nấm mộ phân ly?
Sống mà giả quên sự chết hiện
diện khắp nơi, phải chăng là một trò
chơi không xứng với một con người? Trò chơi của cuộc sống ấy sẽ phi
lý và thất vọng, nếu Chúa Kitô đã không sống lại.
Thánh Phaolô đã nói: Nếu Chúa Kitô đã
không sống lại, thì chúng ta là những người vô
phúc nhất, ngu đần nhất, vì
chúng ta đặt tin tưởng vào một chuyện hão huyền.
Nếu Chúa Kitô đã không sống lại thì
chúng ta vẫn còn mang tội lỗi ở trong mình và không ai
giải cứu được chúng ta, không ai đem chúng ta
đến gặp Thiên Chúa được. Nếu Chúa Kitô không sống lại, thì thập giá
chỉ là dấu hiệu của nhục nhã, đau khổ
của con người sẽ không có lối thoát và cái chết
của con người sẽ là đường cùng, là ngõ cụt.
(x. 1Cr 15,12tt)
Nhưng, Chúa Kitô đã sống lại thật
rồi. Ngài đã đem theo những đau khổ của loài người
qua bên kia bờ tuyệt vọng. Ngài đã làm
cho những quằn quại đau thương của
người sắp bị cái chết tiêu diệt, nhưng
là nỗi đau của người mẹ đang sinh con, nỗi
đau sẽ phát sinh sự sống mới, một niềm
vui mới. Ngài đã làm cho cuộc sống
trần gian không còn là một ảo tưởng, nhưng là
một phản ảnh và là con đường đưa tới
cuộc sống vĩnh cửu.
Đức Kitô đã sống lại: Từ
nay thập giá không còn là dấu hiệu của nhục nhã,
nhưng là dấu hiệu của vinh quang. Chúa Kitô đã sống
lại, cái chết của con người không còn là
đường cùng, là ngõ cụt, vì ánh sáng của Chúa Kitô
đã bừng lên trong đêm tối, đã chiếu sáng ở
cuối con đường hầm. Chúa Kitô đã sống lại,
niềm hy vọng Phục Sinh của thân xác chúng ta không phải
là hão huyền, vì Ngài đang ngự bên hữu Thiên Chúa, Ngài
đang điều khiển giòng lịch sử và khi Ngài xuất
hiện trong vinh quang, thì chúng ta cũng được xuất
hiện trong vinh quan cùng với Ngài.
Chúa Kitô là người chiến thắng
chung quyết trên đau khổ, tội lỗi
và sự chết. Trong Ngài, mỗi người và cả nhân
loại, quá khứ, hiện tại và tương lai đều
phải chết và đã sống lại. Không
còn người nào, không còn một tội nào, không còn một
giây phút nào của cuộc sống chúng ta thoát khỏi cuộc
chiến thắng của Chúa Kitô. Không có
gì nằm ở ngoài cuộc cứu độ mà Chúa Kitô
đã vĩnh viễn hoàn thành. Ngài là
Đấng Cứu Độ duy nhất của nhân loại.
Anh chị em thân mến,
Chúa Kitô đã Phục Sinh, Ngài đang sống
trong vinh quang của Chúa Cha. Chính vì chúng ta tin rằng chúng ta đã được
Phục Sinh trong Chúa Kitô và sau này sẽ được Phục
Sinh như Ngài, nên chúng ta đón nhận cuộc đời,
kể cả đau khổ và cái chết, một cách tích cực,
chủ động và vui tươi. Đau khổ
không còn phi lý nữa, bởi vì thập giá đã được
đưa vào vinh quang Phục Sinh. Không
còn gì là tuyệt đối bi đát, tuyệt đối
hư hỏng, vì từ cái chết, Thiên Chúa đã làm phát
sinh sự sống trong Chúa Kitô. Nếu chúng ta đã tin
vào sự Phục Sinh, vào chiến thắng chung quyết của
Chúa Kitô, thì chúng ta sẽ không còn lo âu buồn phiền, không
còn sống ích kỷ hẹp hòi, mà dám từ bỏ, hy sinh, xả
thân, liều mạng vì sự sống và hạnh phúc của
mọi người. Phục Sinh không chỉ nhằm ngày
mai, nhằm bên kia thế giới, nhằm
thiên đàng đã được hứa ban. Phục
Sinh cũng nhằm và còn nhằm hôm nay, nhằm chính cuộc
sống cụ thể của chúng ta.
Chúng ta có thể thực hiện trước
kỳ hạn lễ Vượt Qua của chúng ta trên miền
đất chúng ta đang sống hằng ngày bằng cách sống
cho tình yêu, chết vì tình yêu: yêu Chúa, yêu anh em, yêu quê
hương, yêu đồng bào, đó phải là
chương trình mới của cuộc sống vượt
qua của chúng ta ở cõi đời này: chương trình
Phục Sinh.
|