Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Thứ Hai, Ngày 1 tháng 4-2013
|
Mầu
nhiệm.
Chúa Giêsu Kitô, một vị tướng
lãnh có một chiến lược hết sức ly kỳ:
lùi một bước để tiến hai bước,
Ngài lùi để tiến mạnh mẽ và chắc chắn
hơn, Ngài nhượng bộ cho địch thù, để
đang khi họ đàn hát vui mừng vì đã loại trừ
được một đối thủ nguy hiểm thì
Ngài quay lại mà chiếm cuộc toàn thắng cuối cùng,
Ngài đã tự nộp mình cho những vua quan văn võ
đạo đời về cả hai dân Do Thái và Rôma, họ
đã đối xử với Ngài như bọn sói rừng
hung dữ xông vào cắn xé con chiên hiền lành: đánh đập
Ngài, bắt Ngài vác thập giá và căng thây Ngài trên cái giá khổ
hình đó, họ đã giết Ngài, chưa hết, một
tên lính lại lấy lưỡi đòng đâm thủng
trái tim Ngài. Lẽ nào một người đã bị
đâm thủng trái tim mà còn sống
được sao? Một người đã
được chôn táng cẩn thận trong mộ đá mà
còn sống sao?
Đúng thế, đúng như Chúa đã
báo trước nhiều lần: “Con Người sẽ bị
nộp cho kẻ gian ác, chúng sẽ giết Người,
nhưng ngày thứ ba Người sẽ sống lại”.
Hôm nay, không riêng gì Giáo Hội Công giáo mà tất cả những
người tin Chúa Kitô trên khắp thế giới đều
hân hoan mừng cuộc chiến thắng khải hoàn của
Chúa Giêsu: Ngài đã sống lại, Ngài đã Phục sinh.
Không có tác giả Tin Mừng nào thuật lại chính sự
việc Chúa sống lại: Ngài sống lại đích xác
vào giờ nào và như thế nào, điều đó không ai
được biết, nhưng cả bốn sách Tin Mừng
khi kể biến cố Chúa Giêsu sống lại đều
nhất trí về ba điều:
-
Thứ
nhất, thời gian sống lại là sáng sớm ngày thứ
nhất trong tuần, theo cách tính bây giờ
là sáng sớm ngày Chúa nhật.
-
Thứ
hai, sự việc xảy ra là mộ trống, Chúa Giêsu không
còn ở trong mộ, có những nhân vật chứng kiến
sự kiện này là cô Maria Macđala, hai tông đồ thế
giá nhất là Phêrô và Gioan.
-
Thứ
ba, Chúa Giêsu đã hiện ra nhiều lần với các tông
đồ và với nhiều người khác trong những
hoàn cảnh khác nhau.
Quả thực, một con người
có tên là Giêsu, và còn được gọi là Kitô, đã từng
khuấy động cả nước Do Thái, con người
đó đã bị xét xử trong một vụ án công khai làm
xôn xao cả thủ đô Giêrusalem, liên hệ đến cả
chính quyền bảo hộ cao cấp nhất thời
đó ở Palestine, con người đó đã bị giết
chết trên thập giá, được an táng trong mộ
đá, và mộ đã được niêm phong cẩn thận
có lính gác. Thế rồi, đúng như đã nghe nói trước,
ngày thứ ba sau khi chết, con người đó không còn
trong mộ, Ngài đã sống lại. Đây là một biến
cố vĩ đại, một sự kiện
vô tiền khoáng hậu, độc nhất vô nhị, có một
không hai trong lịch sử: Chúa Giêsu Kitô Phục sinh.
Đây là một sự kiện minh giáo
hùng hồn nhất, chứng tỏ sứ mệnh thần
linh của Chúa Giêsu, đồng thời đây cũng là một
chân lý nòng cốt của đức tin Công giáo, là nền tảng
căn bản cho lâu đài đức tin của chúng ta: Chúa
sống lại mới cứu chuộc được nhân
loại, nếu như Ngài chết luôn như các giáo chủ
khác thì Ngài không có quyền gì cứu chuộc chúng ta,
nhưng Ngài đã sống lại để chứng tỏ
Ngài là Thiên Chúa, là Thiên Chúa hằng sống và là nguồn sống,
từ đó Ngài ban sự sống cho tất cả mọi
người, ai tin vào Ngài thì được sống đời
đời.
Như vậy, một điều chắc
chắn: sự kiện Chúa Phục sinh không thể minh chứng
một cách rõ ràng như chúng ta minh chứng một sự kiện
tự nhiên, không thể chụp hình, đo lường hay
thí nghiệm được, vì cả nhân loại chỉ có
một mình thân xác Chúa sống lại, lấy đâu mà thí
nghiệm, kinh nghiệm, cho nên, việc Chúa sống lại,
vấn đề chính yếu là đức tin: không thấy
mà tin, bởi vì sự việc đó vượt trên phạm
vi của khoa học thực nghiệm cũng như không thể
nào dùng những lý luận hay những bằng chứng khoa
học để minh chứng. Tuy nhiên, khi xem xét hậu quả
của niềm tin nơi mầu nhiệm đó, người
ta có thể nhận ra mầu nhiệm ấy chân thật, vững
chắc.
Hậu quả của niềm tin đó
là Kitô giáo nói chung và Giáo Hội Công giáo nói
riêng. Nói rõ hơn, Kitô giáo chính là bằng chứng lịch sử
cho sự kiện Phục sinh của Chúa Kitô, chính sự kiện
Chúa Kitô Phục sinh đã phát sinh ra Kitô giáo, và cho đến
ngày nay mầu nhiệm Phục vinh vẫn là nền tảng
của Kitô giáo, không có Chúa Kitô Phục sinh không thể có Kitô
giáo, hủy bỏ được Chúa Kitô Phục sinh, đạo
Kitô không còn. Lời thánh Phaolô xưa kia
đã đúng, ngày nay vẫn đúng và sẽ còn đúng mãi:
“Nếu Đức Kitô không sống lại thì tất cả
niềm tin của chúng ta sụp đổ”. Như vậy,
tất cả những điều trên đây cho chúng ta biết:
mặc dầu Kinh Thánh đã cống hiến cho chúng ta một
số bằng chứng về sự Phục sinh của
Chúa Kitô, nhưng đối với mầu nhiệm cao cả
và nòng cốt này vẫn đòi hỏi chúng ta phải có một
niềm tin, hay đúng hơn, một đức tin. Nếu
Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta phải tin những điều
Ngài giảng dạy và những việc Ngài làm nhân danh Thiên
Chúa, thì Ngài lại càng đòi hỏi chúng ta phải đặt
niềm tin sắt son gắn bó với mầu nhiệm Phục
sinh, là cao điểm, là trung tâm điểm của toàn thể
các mầu nhiệm của Ngài.
Tóm lại, sự kiện Chúa Kitô Phục
sinh là một trong những chân lý đức tin, một mầu
nhiệm. Đây là chân lý
nền tảng cho cuộc sống đức tin và niềm
hy vọng của chúng ta. Chân lý đức tin này giúp cho chúng
ta có một cái nhìn mới về Thiên Chúa, về chính mình, về
cuộc đời, về sự sống, sự chết,
đời này, đời sau, về lịch sử, về
những biến cố thăng trầm… những cái nhìn mới
ấy không sách vở nào ban cho chúng ta được, mà
chính mỗi người phải cảm nghiệm để
hướng dẫn và giúp chúng ta sống mỗi ngày một
tốt đẹp hơn. Như vậy cũng có nghĩa là
chúng ta đừng bao giờ hài lòng với một đức
tin lý thuyết và hình thức, nhưng phải sống một
đức tin chân thật và thân ái. Nói rõ hơn, chính cách sống
tốt đẹp của chúng ta, như thực hành các việc
đạo đức cho nghiêm chỉnh, sống hài hòa, công
bằng và yêu thương với mọi người… Sống như vậy là chúng ta đang thể hiện
niềm tin vào Chúa Kitô Phục sinh và sự phục sinh của
chính mình.
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|