MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm :: suy niệm về chúa
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Rửa Chân: Con Đường Dẫn Đến Thánh Thể
Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 3-2013
RỬA CHÂN: Con đường dẫn đến Thánh Thể

Suy niệm về Thứ Năm Tuần Thánh

 

 

Trần Mỹ Duyệt

 

 

“Nếu thầy không rửa chân cho con, con không được dự phần với thầy” (Gioan 13:8).

 

Ðó là điều kiện ắt có và đủ. Nếu không tuân thủ điều kiện này, Phêrô sẽ không được tham dự, chia sẻ bất cứ điều gì với thầy của mình. Vui, buồn, sướng, khổ, gian nan thử thách, thành công hay vinh quang mà rõ ràng nhất là cuộc khổ nạn và phục sinh của Ngài. Tóm lại Phêrô không còn là người bạn, người môn đệ của Chúa Giêsu nữa. Nói một cách dễ hiểu và thực tế, ông sẽ bị loại ra khỏi sân chơi của thầy mình. Do ý thức được điều ấy hay do phản ứng tự nhiên, ông đã thưa: “ Lạy Thầy, không chỉ chân mà cả tay và đầu nữa” (Gioan 13:9). Và Phêrô đã được ở lại trong sân chơi của Thầy ông.

 

Qua nghi thức “rửa chân”, Chúa Giêsu cũng muốn nói với tôi như đã nói với Phêrô: “Nếu thầy không rửa chân cho con, con không được dự phần với thầy” (Gioan 13:8). Và một cách tương tự như Phêrô, nếu tôi không để cho Chúa rửa chân thì tôi cũng sẽ bị loại khỏi sự thông hiệp với Ngài. Tôi không còn thuộc về Ngài. Không còn là bạn hữu và môn sinh của Ngài nữa. Nhưng nếu để Ngài rửa chân cho thì sao? Ðây là điều mà tôi cần phải suy nghĩ, đặc biệt khi đặt mình vào bối cảnh của Bữa Tiệc Ly.

 

 

Trong đoạn Tin Mừng nói về bữa ăn đặc biệt này, Gioan đã ghi: “Trước lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu biết rằng đã đến giờ Ngài rời khỏi thế gian này mà về cùng Cha. Ngài đã yêu những kẻ thuộc về Ngài còn ở thế gian này, thì Ngài đã yêu họ đến cùng. Trong bữa ăn tối, Ngài đã chỗi dậy khỏi bàn, cởi áo ra, lấy khăn thắt lưng. Ðoạn người đổ nước vào chậu và bắt đầu rửa chân cho các môn đệ, rồi lấy khăn thắt lưng mà lau.” (Gioan 13: 1, 4-5)

 

Ngài biết Ngài là ai. Ngài biết Ngài sẽ bị giết chết. Chết cách nào và do ai. Và vì thế, Ngài biết Ngài phải làm gì. Việc làm của Ngài, do đó, là một dấu hiệu của một lời trăng trối, không chỉ cho các Tông Ðồ lúc bấy giờ mà cho tất cả mọi người trong đó có tôi sau này: Dấu ấn của tình yêu. Một thứ tình yêu hy hiến. Một thứ tình yêu thực hành. Một thứ tình yêu mà người yêu đòi phải hy sinh chính mình.

 

Chúa rửa chân cho tôi là điều kiện để tôi thuộc về Ngài và thông hiệp với Ngài. Tôi rửa chân cho anh chị em mình cũng là điều kiện để tôi thuộc về họ và thuộc về Chúa Giêsu. Chính Ngài đã truyền cho tôi phải thực hành việc rửa chân ấy đối với anh chị em mình: “Nếu các con gọi ta là Thầy, là Chúa thì phải lắm, vì ta chính là thế. Nhưng nếu ta là Thầy, là Chúa của các con mà còn rửa chân cho các con, các con cũng hãy rửa chân cho nhau.” (Gioan 13:13-14)

 

Ðiều mà tôi có thể suy ngắm thêm trong hành động rửa chân của Chúa Giêsu, đó là không phải Ngài chỉ rửa chân, nhưng Ngài còn lau lọt sạch sẽ sau khi rửa. Một hành động mà chính tôi đôi lúc cũng lơ là không làm cho chính bản thân mình. Vậy hành động ấy nói lên điều gì?

 

Ðối với tôi, hành động của Chúa Giêsu nhắc nhở tôi một điều đi vào thực hành, đó là sau khi tôi đã rửa chân cho anh chị em mình, tức chấp nhận hoặc tha thứ cho một lỗi phạm nào từ phía họ, tôi phải lau khô tất cả. Phải quên đi và không bao giờ được nhắc nhở tới nữa. Quên sự xúc phạm người khác làm cho mình. Quên đi cái đau đớn mà việc làm ấy gây ra cho mình. Quên đi rằng mình đã bị người anh chị em làm cho mình phải đau khổ. Cốt lõi của việc rửa chân nằm ở chỗ này. Ở chỗ lau cho sạch bàn chân mình đã rửa.

 

Rồi bài học rửa chân sẽ dẫn tôi đến một mầu nhiệm cao sâu của tình yêu. Tình yêu Chúa muốn trao ban cho tôi cũng như đã trao ban cho các môn đệ trong bữa Tiệc Ly, đó là Mình và Máu Thánh Ngài. Ðó là Bí Tích Thánh Thể. Nơi đó ẩn chứa một thứ tình hy hiến. Một thứ tình cho đi tất cả, tha thứ tất cả, quên đi tất cả. Tất cả chỉ vì người Ngài yêu đó là tôi. Dĩ nhiên, cũng như Phêrô, tôi thật không xứng đáng.

 

Có lẽ Phêrô và các bạn hữu của ông cũng đã đôi lần nghe Chúa nói về bánh hằng sống, và họ cũng đã nhìn thấy Chúa làm phép lạ hóa bánh đôi lần. Nhưng nào họ có ngờ rằng phép lạ hóa bánh, và thứ bánh hằng sống mà Chúa đề cập đến lại chính là điều sẽ xẩy ra ngay buổi tối hôm ấy trước mắt các ông và cho các ông, cũng như cho tôi ngày hôm nay. Tôi được ăn Mình, và được uốn Máu Chúa. Bánh hằng sống, bánh từ trời ban xuống.

 

Như vậy, rửa chân trong ý nghĩa của Bữa Tiệc Ly còn là một dấu hiệu chuẩn bị cho tôi hôm nay để tôi tiến lên nhận lấy Mình và Máu Chúa. Không biết lúc được Chúa rửa chân, các Tông Ðồ có nghĩ rằng Chúa đang muốn chuẩn bị cho các ông xứng đáng hơn với điều các ông sắp nhận lãnh hay không? Nhưng dù các Tông Ðồ có bị xúc động, bất ngờ mà không nhận ra điều này, thì hành động rửa chân của Chúa chính là một chuẩn bị rất cần thiết để tôi đón nhận Mình Máu Thánh Ngài.

 

Ngoài ra, nó còn là một thực hành hết sức cần thiết cho tôi trong đời sống tâm linh. Ðó là hành động này nhắc cho tôi thêm một chân lý của đời sống là việc rửa chân không chỉ xẩy ra có một lần, mà nó sẽ tiếp tục kéo dài bao lâu khi tôi còn sống. Ðiều này cũng có nghĩa là tôi phải chấp nhận, tha thứ, và sống bác ái với anh chị em mình suốt cuộc đời mình. Luôn luôn và trong mọi khía cạnh, mọi thời điểm của cuộc đời. Nếu Chúa còn tiếp tục rửa chân cho tôi bằng cách tha thứ, bằng cách nuôi dưỡng tôi bằng Thánh Thể của Ngài, tôi cũng phải tiếp tục và nuôi dưỡng tình bác của tôi bằng việc tha thứ và yêu thương anh chị em mình.

 

Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ trước khi Ngài ban cho họ Bí Tích Thánh Thể. Ngài coi đó là điều kiện để được san sẻ mối thân tình của Ngài. Chúa cũng muốn tôi phải để cho Ngài rửa chân cho tức là đón nhận sự tha thứ của Ngài. Ðồng thời cũng phải rửa chân cho nhau, tức là mở rộng lòng mình ra đón nhận, tha thứ, và yêu thương những người đã lầm lỗi đối với tôi. Sống và hành động như vậy, tôi đã sống và làm chứng cho điều mà Chúa Giêsu đã hằng khao khát khi Ngài cử hành Bữa Tiệc Ly với các môn đệ Ngài, đó là tình yêu và Bí Tích Thánh Thể.

 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Chúa Giêsu Nagiarét Sống Luôn Mãi (3/31/2013)
Chúa Đã Sống Lại – Radio Veritas Asia. (trích Trong ‘mỗi Ngày Một Tin Vui’) (3/31/2013)
Biến Đổi Trở Thành Con Người Mới (3/31/2013)
Rao Truyền Ơn Phục Sinh - Đtgm. Ngô Quang Kiệt (3/31/2013)
Ánh Sáng Và Bóng Tối – Đtgm Ngô Quang Kiệt. (3/31/2013)
Tin/Bài cùng ngày
Sự Thinh Lặng Của Thập Giá (3/29/2013)
Phêrô Chối Thầy (3/29/2013)
Giờ Cứu Độ ---- Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền (3/29/2013)
Cuộc Khổ Nạn Của Đức Giêsu (3/29/2013)
Cuộc Khổ Nạn Của Chúa Giêsu Là Để Chúng Ta Thiện Hảo (3/29/2013)
Tin/Bài khác
Chúa Chịu Chết… Thật Uổng Công !!! (3/28/2013)
Chúa Chết: Tại Sao Và Vì Ai?! (3/28/2013)
Chiêm Ngắm Đàng Thương Khó Chúa --- Lm. Giuse Phạm Ngọc Ngôn, Csjb (3/28/2013)
Buổi Sáng Và Cây Ô-liu --- Lm. Giuse Nguyễn Cao Luật, Op (3/28/2013)
Bước Theo Chúa Kitô (3/28/2013)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768