Chối lần thứ ba:
Lần thứ ba này Tin Mừng Máccô cho biết những chi tiết cuộc chối bằng ngôn ngữ rất tinh vi,
rất chính xác. Chính xác trong chi tiết để diễn đạt cái tang thương của Phêrô. Tin Mừng kể:
Một lát sau những người đứng đó lại nói với ông:
- Ðúng là bác thuộc bọn chúng, vì bác cũng là người Galilê!
Nhưng ông Phêrô liền thốt lên những lời độc địa mà thề:
- Tôi thề là không hề biết người các ông nói đó. (Mc 14:70-71).
Ở đây có bốn điểm chú ý, người đọc cần ghi nhận trong lần chối thứ ba này:
1. Không phải là một người tố cáo nữa mà là "những người có mặt" đều tố cáo. Một người tố
cáo, ít nguy hiểm hơn nhiều người.
2. Tố cáo này xác đáng vì đi vào chi tiết lịch sử của Phêrô, họ nhận ra giọng nói của ông là
người Galilê, họ biết rõ gốc gác, còn chối vào đâu?
3. Vì hai lý do trên, lần này Phêrô không chối nhẹ nhàng như lần đầu, ông lấy lời "độc địa mà
thề".
4. Câu ông thề là: "Tôi không hề biết con người đó là ai".
Như thế, ông quyết liệt công khai chối bỏ liên hệ với Ðức Kitô để cứu lấy mạng sống. Bây giờ
ông không cần biết con người ấy là ai nữa. Ông chỉ biết làm sao thoát thân trong lúc này.
Xét trong ba lần chối, người đọc thấy rõ tiến triển của ba lần khác nhau. Mỗi lần nặng thêm
chứ không phải ba lần giống nhau. Ba lần chối như ba nấc thang của một con dốc xuống vực sâu.
Mỗi lần là một bực sa xuống sâu hơn, sâu hơn nữa.
Giờ đây nhìn lại đời Phêrô, ta thấy thảm cảnh bi đát của thân phận một con người. Con người
này làm được gì? Cả đời ông toàn là lỗi lầm. Cứ mỗi lúc ông lại lỗi nặng hơn. Lầm lỗi ngay khi
theo Chúa ba năm trước ở biển hồ Galilê cho đến ba năm sau, giây phút sau cùng trước khi Chúa
chết vẫn cứ lầm lỗi.
***************************************
Bi kịch trên là thảm cảnh não nề cho đời
Phêrô. Bi kịch ấy cũng là thảm cảnh não nề
cho Ðức Kitô, một Rabbi mà có một môn đệ
kém như thế. Nhưng đàng sau bi kịch này,
đâu là mối dây liên hệ của hai người? Ta
hãy tìm hiểu.
Chắc chắn Phêrô thương Thầy. Sau khi
Chúa bị bắt, các môn đệ khác bỏ chạy.
Phêrô cũng thế, nhưng không chạy xa.
Không biết Thầy mình ra sao, ông trở lại, lẻn
vào dinh thượng tế nghe ngóng. Nếu ông bỏ
Ðức Kitô chạy xa thì đâu xảy ra nông nỗi
này. Tội nghiệp cho ông vì ông thương
Chúa.
Chiều sâu phía bên kia lỗi phạm của Phêrô vẫn có tình thương. Nói về tình thương sâu kín này,
ta hãy ngoảnh lại nhìn một chút về chuyện Phêrô bị mắng lần thứ hai xem sao. Lần đó, Chúa
mắng Phêrô "ngu tối". Giả sử hôm đó Phêrô lặng im đừng hỏi thì đâu bị mắng. Lời xin của