Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Thứ Ba, Ngày 15 tháng 9-2015
|
Nỗi đau của Đức Mẹ Ý cầu nguyện tháng 9-2012 Ý chung: Cầu cho hoạt động chính trị. Xin cho các chính trị gia luôn hành động lương thiện, liêm khiết và yêu sự thật. Ý truyền giáo: Cầu cho các Giáo hội nghèo. Xin cho các cộng đoàn Kitô hữu sẵn lòng gởi các thừa sai, linh mục và giáo dân, cùng với sự trợ giúp cụ thể, tới các Giáo hội nghèo. Là người Công giáo, chúng ta có lúc gặp khó khăn trong việc đánh giá lòng sùng kính cuộc khổ nạn của Đức Kitô. Đó là sự không thoải mái khiến chúng ta cảm thấy mình có tội với Đức Kitô. Có thể chúng ta cảm thấy xấu hổ mà tránh né cuộc khổ nạn của Ngài. Mầu nhiệm đau khổ là một phần trong chuỗi Mân Côi: Năm sự Thương. Không ai thích đau khổ, nhưng khi cảm nhận được sự đau khổ thì chúng ta sẽ cảm thấy thú vị và đau khổ có giá trị kỳ diệu. Hãy học theo Thánh Alphong Ligôriô (1696-1787, Giám mục Tiến sĩ Giáo hội) để hiểu rõ về tình yêu của Đức Kitô, Đấng đã vì yêu mà chết vì chúng ta, và hãy chiêm niệm sự đau khổ của Ngài qua cái nhìn của Đức Maria. Tất cả các thánh đều tôn sùng cuộc khổ nạn và cái chết của Đức Kitô. Thánh Phaolô đã biến sự đau khổ của Đức Kitô thành trung tâm điểm và tập trung vào cuộc sống đạo đức: “Tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Đức Giêsu Kitô, mà là Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá” (1 Cr 2:2). Chúng ta cùng đi Đàng Thánh Giá với Đức Mẹ, cùng Đức Mẹ chiêm ngắm tình yêu Thiên Chúa qua mầu nhiệm đau khổ. Khi đó, hãy nắm lấy tay Đức Mẹ để Đức Mẹ dẫn chúng ta đi suốt các chặng Đàng Thánh Giá. Năm sự Thương trong chuỗi Mân Côi kỳ diệu nếu chúng ta thực sự tập trung vào chiều kích của Đức Mẹ và xin Mẹ cho chúng ta được thấy Chúa Giêsu. Đức Mẹ sẽ giúp giảm nhẹ tội lỗi và khuyếch tán Lòng Chúa Thương Xót. Bảy nỗi khổ của Đức Mẹ cũng là lòng sùng kính tuyệt vời giúp linh hồn biết yêu thương, biết đánh giá cao cuộc khổ nạn của Đức Kitô và lòng từ bi của Đức Mẹ. Bảy nỗi khổ của Đức Mẹ là: 1. Thánh Simêon nói tiên tri về Đức Mẹ: “Một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn Chị” (Lc 2:35). 2. Hành trình tới Ai Cập: Nghèo khổ, vất vả, gian nan, xa lạ, chủ nghĩa ngoại giáo của Ai Cập,… 3. Khi lạc mất Con trẻ Giêsu trong Đền thờ, Đức Mẹ rất khổ sở vì thiếu vắng sự hiện diện của Thiên Chúa. 4. Gặp Chúa Giêsu vác Thập giá lên Can-vê, Đức Mẹ đau khổ đến nỗi không thể làm gì khác. 5. Khi Chúa Giêsu bị đóng đinh, một lưỡi gươm thực sự đâm xé lòng Đức Mẹ. 6. Khi hạ xác Chúa Giêsu xuống khỏi Thập giá, Đức Mẹ ôm xác Con yêu, cũng là Thiên Chúa và Đấng cứu độ. 7. Khi an táng Chúa Giêsu trong mộ, Đức Mẹ xếp khăn liệm Con và được Thánh Giuse Arimathê dẫn ra khỏi mộ. Cuốn sách “Vinh Quang của Đức Maria” (Glories of Mary) của Thánh Alphong Ligôriô có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bảy nỗi khổ của Đức Mẹ. Thánh Alphong Ligôriô cho chúng ta biết rằng Đức Mẹ là vị tử đạo vĩ đại nhất vì cuộc tử đạo của Đức Mẹ kéo dài vài thập niên. Một lưỡi gươm đâm thâu lòng Đức Mẹ trên đồi Can-vê và Đức Mẹ bắt đầu chết dần chết mòn từ đó. Đức Mẹ như con nai bị mũi tên của thợ săn bắn trọng thương, phải chịu đựng vết thương đó suốt quãng đời còn lại. Ngày 15 tháng 9 là lễ Đức Mẹ Sầu Bi (trước đây gọi là lễ Đức Mẹ Bảy Sự) nên tháng 9 được Giáo hội dành riêng kính nhớ Đức Mẹ Sầu Bi. Đức Mẹ chịu nhiều nỗi khổ nặng nề nên Giáo hội tôn xưng là Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc. Lễ Đức Mẹ Sầu Bi là ngày đặc biệt để chúng ta suy niệm về những nỗi khổ của Đức Mẹ để có thể vui chịu đau khổ cuộc đời, là tuân phục Ý Chúa muốn tôi luyện chúng ta nên thánh. Kinh thánh nói về những nỗi khổ của Đức Mẹ: “Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, ví ngươi cùng ai, sánh ngươi với ai? Này trinh nữ, cô gái Sion, ai cứu được ngươi, ai ủi an ngươi? Tai hoạ ngươi mắc phải lớn quá rồi, lớn tựa trùng dương, ai chữa nổi?” (Ac 2:13). Đại dương sâu và rộng thế nào? Đó là chiều sâu và chiều rộng của tình yêu đau khổ mà Đức Mẹ đã dành cho Chúa Giêsu. Lạy Chúa Giêsu, xin thương xót các tội nhân chúng con và xin giúp chúng con kiên tâm vác thập giá cuộc đời theo Ngài trong mọi hoàn cảnh. Lạy Mẹ Maria, xin thương hướng dẫn và nâng đỡ chúng con trên những chặng Đàng Thánh Giá của cuộc lữ hành trần gian để mai đây chúng con xứng đáng vào Thiên quốc để vĩnh viễn cùng Mẹ ca tụng Thiên Chúa muôn đời. Chúng con cầu xin nhân Danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa cứu độ của chúng con. Amen. TRẦM THIÊN THU
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|