MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Tác Phẩm Chữa Lành Các Thế Hệ Gia Tộc (3)
Thứ Hai, Ngày 6 tháng 6-2011

TÁC PHẨM CHỮA LÀNH CÁC THẾ HỆ GIA TỘC (3)

CHƯƠNG 2: CÁC NỀN TẢNG

“19 Vậy anh em không còn phải là người xa lạ hay người tạm trú, nhưng là người đồng hương với các người thuộc dân thánh, và là người nhà của Thiên Chúa,20 bởi đã được xây dựng trên nền móng là các Tông Đồ và ngôn sứ, còn đá tảng góc tường là chính Đức Ki-tô Giê-su.21 Trong Người, toàn thể công trình xây dựng ăn khớp với nhau và vươn lên thành ngôi đền thánh trong Chúa.22 Trong Người, cả anh em nữa, cũng được xây dựng cùng với những người khác thành ngôi nhà Thiên Chúa ngự, nhờ Thần Khí.”(Ephêsô 2:19-22)

1. TẬP LÀM QUEN VỚI CÁCH CẦU NGUYỆN MỚI:

Tôi muốn trình bày một số lãnh vực để giúp cho việc chữa lành gia tộc được tốt đẹp, theo một cách cầu nguyện xứng hợp. Những lãnh vực này gồm có:

1.Các lời giới thiệu trích từ Thánh Kinh,
2.Khái niệm về những gì mình không biết,
3.Những điều mà truyền thống Công Giáo dạy dỗ về luyện ngục và lời cầu nguyện cho kẻ chết.

Tôi cầu nguyện để các đọc giả sẽ suy niệm với tâm tình cầu nguyện trong những lãnh vực này và xin Chúa Thánh Thần dạy dỗ thêm cho chúng ta.

Khi tôi mới làm quen với công việc của Bác Sĩ McAll trong sự chữa lành gia tộc, tôi đã gửi bản sao những băng nói chuyện của bác sĩ cho nhiều người. Một trong những người nhận được băng nói đã chuyển cho một vị linh mục trong phong trào Canh Tân Đặc Sủng. Ngài trả lại băng ngay vì ngài không thể chịu được. Và tôi phải công nhận rằng khi tôi mới nghe những tư tưởng của Bác Sĩ McAll thì tôi nghĩ rằng đây là cuộc “cách mạng.”

Thông thường thì những ai bắt đầu cầu nguyện bằng tiếng lạ thì họ không tin tưởng vào ơn nói tiên tri cho đến khi họ thấu đáo điều này. Rồi họ nhận rằng ơn tiên tri thì tốt, nhưng họ không tin vào việc nghỉ ngơi trong ơn Chúa Thánh Thần. Sau khi họ được nghỉ ngơi trong ơn Chúa Thánh Thần thì họ mới tin và thay đổi cách suy nghĩ, nhưng họ không tin vào ơn chữa lành. Đây là sự thật của lịch sử vì con người có khuynh hướng lo sợ hay chống đối các hành động hợp lý cho đến khi cá nhân họ thực sự cảm nhận điều đó.

2. CHÚA GIÊSU LÀ ĐẤNG CHỮA LÀNH:

Vì sự chữa lành gia tộc là một tiến trình tiên phong và có sự tranh luận nên tôi muốn xây dựng một nền tảng vững chắc như là một điểm bắt đầu. Là người Công Giáo hay Ki-Tô hữu, chúng ta cần biết rõ và có kiến thức rằng Chúa Giêsu Ki-Tô là Đấng Chữa Lành. Chúng ta đi gặp bác sĩ hay bác sĩ tâm thần, và chúng ta uống thuốc. Tuy nhiên, trong cõi lòng, chúng ta biết đó là những tiến trình, phương thức hay dụng cụ mà Chúa Giêsu sử dụng để cho phép chúng ta dùng. Thiên Chúa là Đấng tạo thành chúng ta trong cung lòng người mẹ. Chúa là Tác Giả của đời sống, là Đấng Chữa Lành. Ngài có nhiều cách thức khác nhau để ban cho chúng ta những ơn sung mãn, khỏe mạnh và tự do.

Trong đời sống, tôi đã nhận được nhiều ơn chữa lành khi Chúa Thánh Thần soi sáng và sử dụng các dụng cụ tâm lý. Thiên Chúa đã mở ra cho tôi để chữa lành cá nhân và cho mục vụ chữa lành của tôi được lớn mạnh qua tiến trình chữa lành tâm lý.

3.TỘI LỖI CỦA CHA MẸ ĐỂ LẠI HẬU QỦA TRÊN CON CHÁU-TRÍCH DẪN TỪ LỜI THÁNH KINH.

Phần này được trích dẫn từ Lời của Chúa trong Thánh Kinh khi nói về tội lỗi cha mẹ sẽ truyền sang hay mang hậu quả đến cho con cháu.

“7 Cha ông chúng con phạm tội, nhưng đã khuất,
chúng con nay gánh chịu vạ các ngài gây nên.” (Ai Ca 5:7) (Lamentations 5:7)

“Đời cha ăn nho xanh, đời con phải ê răng.” (Êdêkien 18:2) (Ezekiel 18:2)

Các bạn có thể nghiên cứu học hỏi thêm 20 câu đầu tiên của Tiên tri Êdêkien thuộc chương 18 để hiểu rõ lời dạy dỗ của Chúa. LM Hampsch đề nghị rằng phần Thánh Kinh này là căn bản của toàn bộ tiến trình chữa lành gia tộc.

“..Vì Ta, ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi, là một vị thần ghen tương. Đối với những kẻ ghét Ta, Ta phạt con cháu đến ba bốn đời vì tội lỗi của cha ông.” (Xuất Hành 20:5), (Exodus 20:5)

4. LỜI THÁNH KINH NÓI VỀ ẢNH HƯỞNG TỐT CỦA CHA MẸ:

Chúng ta được nhắc nhở qua những lời Thánh Kinh dạy ta là hãy có trách nhiệm quan trọng đối với con cháu bằng cách sống cuộc đời thánh thiện.

“6 Còn với những ai yêu mến Ta và giữ các mệnh lệnh của Ta, thì Ta trọn niềm nhân nghĩa đến ngàn đời.” (Xuất hành 20:6) (Exodus 20:6)

“1 Ha-lê-lui-a.
Hạnh phúc thay, người kính sợ CHÚA,
những ưa cùng thích mệnh lệnh Chúa truyền ban.

2 Trên mặt đất, con cháu của họ sẽ hùng cường,
dòng dõi kẻ ngay lành được Chúa thương giáng phúc” (TV 112:1-2)

I. SỰ VÔ THỨC:

5.ĐỊNH NGHĨA:

Trong tâm lý con người thì sự vô thức được định nghĩa như sau:

“…Trạng thái tinh thần hay thái độ không trực tiếp liên quan đến sự hiểu biết của một cá nhân.”

6. LÝ LUẬN CỦA MỘT BÁC SĨ TÂM THẦN CARL JUNG, MỘT NGƯỜI THỤY SĨ, (1875-1961):

Bác sĩ Carl Jung nổi tiếng vì ông đã điều tra về sự vô thức, và nói về sự vô thức “riêng tư” và “tập hợp”.

“Sự vô thức riêng tư cá nhân được lập thành là do những sự kiện xẩy ra và bị quên đi từ lâu, hoặc là những ký ức buồn phiền bị ức chế, còn sự vô thức tập hợp là do những kinh nghiệm về chủng tộc.”

Bác sĩ Jung xác tín rằng mọi người đều có những đường lối vô thức sâu đậm để đối đáp với những sự việc xẩy ra trong đời sống của họ. “

7. KẾT LUẬN RIÊNG TƯ:

Điều mà tôi học hỏi về lối giải thích của bác sĩ Jung là có một sự liên hệ rõ ràng giữa những đời sống con người. Sự liên hệ này tiếp tục sau khi con người chết. Những gì xẩy ra cho một cá nhân trong đời sống người ấy, và quan trọng hơn, cách thức người ấy đáp ứng lại với những biến cố của đời sống, sẽ ảnh hưởng đến những thế hệ tương lai.

Tóm tắt, trong sự vô thức “riêng tư” thì dường như chúng ta có thể đền bù những tình cảm mà tổ tiên và gia tộc truyền xuống qua thời gian. Trong sự vô thức “tập hợp” thì kinh nghiệm của các thế hệ quá khứ của loài người được chôn vùi.

Nếu một sự mâu thuẫn không được giải quyết trong gia đình thì mâu thuẫn ấy sẽ truyền lại cho các thế hệ khác. Nếu một phụ nữ có sự mâu thuẫn mà không giải quyết được thì các con của bà sẽ gánh chịu vấn đề ấy và sẽ truyền cho các cháu của bà. Trong lãnh vực của một bác sĩ Tâm Thần thì một người có thể nhìn thấy nhu cầu qua tiến trình chữa lành mà sẽ chữa trị và giải quyết nguyên nhân đã gây ra sự tai hại ở các thế hệ đã qua.  

8. TẤT CẢ Ở TRONG TÔI:

Lời Thánh Vịnh 103:1 đã nói:

“1 Chúc tụng CHÚA đi, hồn tôi hỡi,
toàn thân tôi, hãy chúc tụng Thánh Danh”

Những gì ở trong tôi không phải chỉ là những gì đã xẩy ra cho cá nhân tôi, nhưng là những gì đã xẩy ra cho gia tộc tôi và truyền xuống qua các thế hệ. Những gì trong tôi đã từ chối sự chúc lành thì cần được tha thứ, chữa lành và giải thoát.

9. ẢNH HƯỞNG CÒN SÓT LẠI:

Giáo Hội Công Giáo dạy rằng ngay cả khi con người sám hối và được Chúa tha thứ cho các tội lỗi của người ấy, nhưng ảnh hưởng của tội lỗi người ấy còn sót lại sau khi tội lỗi được tha thứ. Có thể là sự chưa được chữa lành đã xẩy ra trong kinh nghiệm của bà cụ cố mà làm cô Henrietta cảm thấy sợ hãi.

10. MỘT PHỤ NỮ THỊ KIẾN THÂN NHÂN BỊ CHẾT ĐÓI:

Đây là câu chuyện của một cá nhân. Câu chuyện này làm cho người ta say mê khi thấy cách thức Chúa Giêsu có thể cởi trói cho một người để thoát khỏi hậu qủa của các thế hệ đã qua.

Tôi đã cầu nguyện cho một phụ nữ 35 tuổi ở nước Ý vào nhiều năm trước vì bà ta bị xáo trộn trong việc ăn uống. Bà ấy có khuynh hướng ăn thật nhiều rồi móc họng để ói ra những gì mà bà đã ăn. Bà thường làm như thế sau mỗi bữa ăn.

Khi cầu nguyện cho bà, tôi cầu xin Chúa tỏ lộ cho tôi biết sự chẩn bịnh, và chờ đợi để Chúa ban cho tôi ơn trí tri. Chúa Thánh Thần ban cho tôi một lời là:”Tổ tiên”. Tôi chú tâm đến lời này và xin Chúa ơn khôn ngoan. Làm cách nào để tôi hành động?

Khi chờ đợi và lắng nghe, tôi có cảm giác bị đói khát. Trong một thị kiến, tôi thấy một người bị bắt vào tù và bị bỏ đói cho đến khi chết trong tù. Với sự hiểu biết ấy, tôi xin quyền năng và quyền lực của Chúa Giêsu Ki-Tô để cắt đứt mọi liên hệ, mọi dây liên hệ tâm lý và tâm linh giữa người phụ nữ mà tôi đang cầu nguyện cho và người bị ở tù trong trong thị kiến của tôi.

Sau đó, người phụ nữ này đi vào nhà nguyện vào buổi tối, bà có một thị kiến về những người nông dân nổi loạn với chính quyền về việc thiếu thực phẩm để sống. Bà này thấy một thân nhân bị bỏ tù và chết đói trong tù.

Có lẽ bà được tiếp xúc với những gì trong vô thức “tập hợp”. Vì thế trong mọi biến cố, qua lời cầu nguyện hình dung, bà đưa người thân nhân bị tù đến với Chúa Giêsu Ki-Tô để xin ơn tha thứ. Có nhiều sự việc đã xẩy ra. Ngày hôm sau, bà trở lại và báo cáo rằng bà không còn thích ăn nhiều nữa. Theo tôi biết thì bà đã được giải thoát khỏi bịnh thèm ăn rồi.

11. ÔN LẠI TIẾN TRÌNH CHỮA LÀNH:

Một lần nữa, bằng ơn trí tri mà bịnh của bà được chẩn đoán. Ngoài ra còn có ơn khôn ngoan để biết cách sử dụng ơn trí tri. Những sự liên hệ tâm linh bị bẻ gãy, và Chúa Giêsu, Đấng Chữa Lành đã chữa trị.

II. KHÁI NIỆM VỀ LUYỆN NGỤC:

12. LẠY CHÚA, XIN MỞ MẮT CHÚNG CON:
 
Tôi muốn trình bày một số tư tưởng về đề tài luyện ngục mà tôi tin rằng có thể giúp chúng ta hiểu về việc chữa lành gia tộc. Chúng ta cần tự nhắc nhở rằng: “Không ai là một ốc đảo,” và chúng ta liên hệ với những người khác nhiều hơn những gì chúng ta biết. Tôi xin Thiên Chúa mở mắt chúng ta và bành trướng tầm nhìn của chúng ta.

13. SỰ GIẢNG DẠY CĂN BẢN CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO:

Giáo Hội Công Giáo dạy những điều căn bản về luyện ngục (theo động từ tiếng La Tinh thì luyện ngục là thanh tẩy). Luyện ngục là một tình trạng hay một điều kiện, (không cần phải là một nơi chốn). Đó là nơi mà những người chết mà chưa yêu mến Chúa với tất cả con người họ, thì họ phải trải qua những thời kỳ ở đó để được thanh luyện. Qua sự thanh tấy ấy, họ có thể đạt đến tình trạng yêu mến Chúa hết lòng, trước khi họ được đưa đến trước sự hiện diện của Ngài.

Từ Thánh Phao Lô, các tổ phụ thời xưa, và giáo lý của Giáo Hội truyền xuống thì Giáo Hội dạy về sự hiện hữu của luyện ngục và việc ích lợi khi cầu nguyện cho những người chết. Ngay từ khởi đầu, người Ki-Tô hữu cầu nguyện cho người đã chết, đặc biệt trong các Thánh lễ. Những sách xưa nhất được dùng trong Thánh lễ đã có những lời cầu nguyện cho người chết. Một số các thánh, ngay cả thánh Têrêsa Avila và thánh Thomas Aquinas, nói về những ích lợi chữa lành cho người sống khi họ dâng lễ cầu nguyện cho người chết.

14. LỜI THÁNH KINH NÓI VỀ LUYỆN NGỤC:

Trong Thánh Kinh Cựu Ước có nói về luyện ngục như sau:

“39 Ngày hôm sau, vào lúc phải làm, quân của ông Giu-đa đi thu các tử thi những người bị giết chết và đưa về chôn cất với những người thân trong phần mộ tổ tiên.40 Nhưng bên trong áo trận của mỗi tử thi, người ta đều tìm thấy lá bùa của tượng thần ở Giam-ni-a: đó là điều luật cấm; vì thế ai cũng thấy rõ bởi lý do nào những người ấy đã bị giết chết.41 Vậy mọi người chúc tụng Đức Chúa, vì Người là thẩm phán công minh đã phơi bày ra ánh sáng những điều bí ẩn.42 Họ bắt đầu khẩn nguyện, xin Chúa tẩy sạch tội lỗi đã phạm. Vị anh hùng Giu-đa khuyên nhủ toàn quân giữ mình sạch tội, vì họ đã nhìn thấy nhãn tiền những việc xảy ra là do tội của những người đã bị giết chết.43 Ông Giu-đa quyên được khoảng hai ngàn quan tiền, và gửi về Giê-ru-sa-lem để xin dâng lễ đền tội; ông làm cử chỉ rất tốt đẹp và cao quý này vì cho rằng người chết sẽ sống lại.44 Thực thế, nếu ông không hy vọng rằng những chiến binh đã ngã xuống sẽ sống lại, thì cầu nguyện cho người chết quả là việc dư thừa và ngu xuẩn.45 Nhưng vì ông nghĩ đến phần thưởng rất tốt đẹp dành cho những người đã an nghỉ trong tinh thần đạo đức.46 Đó là lý do khiến ông đến dâng lễ tế đền tạ cho những người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi.” (2 Macabê 12:39-46).

Có nhiều đoạn trong Thánh Kinh Tân Ước nói về luyện ngục và việc cầu nguyện cho người chết. Trong thư 2 Timothy 1:18, khi ông Timothy cầu nguyện cho người chết, ông nói:

“18 Xin Chúa ban cho anh tìm thấy nơi Chúa lòng thương xót, trong Ngày đó. Về công việc phục vụ của anh ấy ở Ê-phê-xô, thì anh đã quá rõ.” (2 Timothy 1:18)

“ 15 Còn công việc của ai bị thiêu huỷ, thì người ấy sẽ phải thiệt. Tuy nhiên, bản thân người ấy sẽ được cứu, nhưng như thể băng qua lửa.”
(1Corinto 3:15)

“32 Ai nói phạm đến Con Người thì được tha; nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần sẽ chẳng được tha, cả đời này lẫn đời sau.” (Mt 12:32)

15. HỌC HỎI TỪ BÁC SĨ MOODY:

Có rất nhiều cảm nghiệm được viết ra do lời kể của những người đã chết mà trở lại cuộc sống. Bác Sĩ Raymond A. Moody trong tác phẩm Life After Life kể lại câu chuyện của những người bị kẹt lại sau khi chết và không thể đến với ánh sáng. Các câu chuyện này mô tả là họ phải đi qua một thời kỳ được sửa đổi và làm đổi mới.

Trong tác phẩm thứ hai của Bác Sĩ Moody tên là Reflections On Life After Life, ông viết rằng:

“Có nhiều người báo cáo với tôi rằng họ nhìn thấy những linh hồn khác bị kẹt trong một tình trạng hiện hữu bất hạnh. Những người mô tả sự kiện ấy đều đồng ý là họ thấy một số linh hồn bối rối. Đó là những linh hồn dường như không thể từ bỏ sự quyến luyến với thế giới hữu hình. Có một người đàn ông mô tả rằng ông ta nhìn thấy những linh hồn không thể bước sang thế giới bên kia vì “chúa” của họ còn sống ở thế giới này. Có nghĩa là họ còn bị trói buộc với một người nào đó hay một thói quen nào đó…”

Bác sĩ Moody kể thêm rằng những linh hồn này dường như chỉ ở quanh quẩn tạm thời tại đó cho đến khi họ giải quyết được những gì làm họ bị giữ lại trong tình trạng bối rối ấy.
 
Có phải hình ảnh mà Bác sĩ Moody nói đến dường như giống hình ảnh luyện ngục mà chúng ta được dạy để chấp nhận bằng đức tin không? Sự hiện diện của luyện ngục và sự hữu hiệu của việc cầu nguyện cho người chết là những yếu tố quan trọng trong tiến trình chữa lành.

16. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHÚNG TA:

Chúng ta có thể thấy được tình trạng con người sau khi chết. Nếu người ta không yêu thương một cách tuyệt đối thì họ phải trải qua một tiến trình để trở nên biết yêu hơn. Tình trạng không yêu thương có thể liên quan đến những gì chưa giải quyết được, như các vấn đề “được chôn sống” mà không chôn dấu được, tạo ra một tình trạng tạm gọi là “Nỗi lo sợ của Henrietta” hay là tình trạng giận dữ trong gia đình. Đây là những gì mà chúng ta cần lưu tâm.

17. KẾT LUẬN:

Chúng ta xây dựng mọi sự trên nền tảng là Chúa Giêsu Ki-Tô. Chúng ta cộng thêm những hiểu biết về tâm lý và khoa học, lịch sử Giáo Hội, truyền thống, kinh nghiệm con người và ý thức chung. Chúng ta gom góp tất cả lại và nhận chìm trong lời cầu nguyện. Rồi ta dành thời giờ để vấn đề được tạm ổn và mọi sự được diễn tiến tuần tự. Có lẽ với Mẹ Maria, đây là thời kỳ để chúng ta trân quý và suy nghĩ trong lòng về những điều ấy.(Luca 2:19).

18.  NHỮNG ĐIỀU CẦN GHI NHỚ:

1. Những điều dù hợp lệ mà vì chưa có kinh nghiệm nên ta thường sợ hãi.
2. Chúa Giêsu Ki-Tô là Đấng chữa lành.
3. Chúa Giêsu có thể dùng phương pháp tâm lý và thuốc men trong quá trình chữa lành.
4. Có những lý do tâm lý trong quá trình chữa lành gia tộc.
5. Trong sự vô thức riêng tư, chúng ta tổng hợp kinh nghiệm của những thành viên trong gia tộc từ xa xưa.  
6. Những sự mâu thuẫn mà chưa được giải quyết thì sẽ truyền qua cho các thế hệ.
7. Luyện ngục và lời cầu nguyện là công thức chính trong mục vụ chữa lành gia tộc.

19. LỜI NGUYỆN:

Lạy Chúa Cha, chúng con cảm tạ Cha về cách thức Cha hoạt động trong đời sống chúng con. Chúng con chúc tụng và ngợi khen Cha vì Cha ban cho chúng con một căn bản hiểu biết về sự chữa lành gia tộc.

Lạy Chúa Cha, ngay lúc này, chúng con cầu xin Cha lấp đầy những hố ngăn cách giữa nền tảng mà chúng con nhận được và những gì chúng con cần. Chúng con xin được ở cùng nền tảng vững chắc của Cha.

Xin Cha ban cho chúng con sự hiểu biết để chẩn đoán các ảnh hưởng từ thế hệ trước, qua các đặc sủng của Chúa Thánh Thần. Xin Cha mở rộng tâm hồn chúng con để nhận được chân lý của Cha. Chúng con cầu xin nhờ Danh Thánh Chúa Giêsu Ki-Tô, Chúa chúng con. Amen.  

Tác giả LM Robert DeGrandis
Dịch giả Kim Hà
6/6/2011
(Còn tiếp)

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Mẫu Ảnh Ðức Mẹ Hay Làm Phép Lạ (miraculous Medal) (6/19/2011)
Cầu Nguyện Bằng Chuỗi Mân Côi, Đgm Bùi Tuần (6/18/2011)
Cn 1252: Mẹ Thương Nhân Loại Nên Hiện Ra Nhiều Nơi (6/18/2011)
Đức Mẹ Maria Thật Khủng Khiếp Đối Với Ma Quỷ (6/11/2011)
Ma Quỷ Sợ Chuỗi Mân Côi (6/10/2011)
Tin/Bài cùng ngày
Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle Rước Kiệu Đức Mẹ (6/6/2011)
Tin/Bài khác
Đức Mẹ Đi Thăm Viếng, 31/05/2011 (5/30/2011)
Chân Phước Giáo Hoàng John Paul Ii Và Đức Maria Chống Lại Ma Quỷ (5/29/2011)
Đức Thánh Cha Tái Phó Thác Nước Italia Cho Đức Mẹ (5/28/2011)
Đức Maria Trong Bốn Thánh Sử (5/25/2011)
Hành Hương La Vang (3), Đại Lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010 (5/24/2011)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768