SỰ PHONG PHÚ CỦA
YÊU THƯƠNG
Ngày nay, hơn bao giờ hết,
chúng ta biết bản tính phức tạp của con người,
và cả những động lực liên kết đàng sau
mỗi việc chúng ta làm. Ít nhất có năm
loại yêu thương.
Loại thứ nhất là yêu thương vụ lợi. Chúng ta yêu
thương người khác bởi vì họ có ích cho chúng
ta. Nhưng như thế giống với
tình ích kỷ hơn là tình yêu. Tôi muốn
có một vật nào đó của bạn, nhưng tôi không muốn
có bạn.
Loại thứ hai là yêu thương lãng mạn. Đó là loại
tình cảm hướng chúng ta về người khác bởi
vì niềm vui thích mà người khác đem lại cho chúng
ta. Chúng ta say mê người khác. Nhưng
đó không phải là tình yêu. Chúng ta tưởng
rằng mình yêu người khác, nhưng thật ra, chúng ta
yêu chính mình. Thông thường tình yêu này không kéo dài,
đó là lý do làm cho một số các cuộc hôn nhân thất
bại.
Loại thứ ba yêu thương có tính chất
dân chủ, đặt trên nền tảng bình đẳng theo luật pháp. Chúng ta tôn trọng
những người khác vì họ là những công dân.
Chúng ta thừa nhận tự do của họ để
ngược lại, tự do của chúng ta cũng
được thừa nhận. Lý do chúng ta góp phần vào
điều tốt cho người khác là niềm hy vọng
được đáp lại bằng điều tốt.
Loại thứ tư là yêu thương nhân bản. Đó là tình yêu dành cho nhân
loại nói chung. Nhược điểm
của nó là một tình yêu trừu tượng không có gì cụ
thể: “Tôi yêu nhân loại, nhưng tôi không thể dính dáng
gì với họ”.
Loại thứ năm là tình yêu Kitô giáo, tóm tắt
trong giới răn: “Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy
đã yêu thương anh em”. Ở đây chúng
ta đang nói về tình yêu thương vô vị lợi, yêu
thương cả khi chúng ta không được gì trong tình
yêu ấy. Tình yêu ấy vẫn luôn tồn
tại cho dù bị thù ghét và bách hại. Nó
không phải là một nhiệt tình đột biến,
nhưng là một quan hệ bền vững. Nó biểu lộ trong việc phục vụ, yêu mến
và hy sinh bản thân. Loại yêu
thương này chỉ có thể hoàn thành với sự giúp
đỡ của Chúa Thánh Thần.
Người ta nói rằng nếu
bạn làm một công nghiệp tốt, nhưng có một hậu
ý không nói ra thì tốt hơn không làm. Nhưng việc
bác ái là ngoại lệ duy nhất. Cho dù người
ta làm việc bác ái với một lý do không rõ ràng thì nó vẫn
là một hành động tốt và đem lại lợi ích
cho người khác, lý do của bạn không có gì quan trọng.
Ngoài ra, việc tính ích kỷ và lòng quảng
đại cùng có mặt trong chúng ta làm cho điều tốt
mà chúng ta thực hiện càng được đáng khen.
Nó đến từ một cuộc tranh đấu.
Người ta thường
xem vấn đề yêu thương là được yêu
thương hơn là trở thành một con người yêu
thương. Vì thế, mọi nỗ lực của người
ta là làm cho mình dễ thương, khả ái bằng việc
đạt đến sự thành công, có vẻ đẹp
mê hồn, có quyền lực hoặc giàu có… Và
như thế sau cùng họ không có tình yêu thương, bởi
lẽ họ được yêu thương không phải vì
chính họ mà vị sự vật họ có, hoặc sự
nghiệp họ đã hoàn thành. Nhưng nếu họ
trở thành một con người yêu thương, họ
có thể được yêu vì chính họ. Và
sau cùng, mọi người chúng ta muốn được
yêu vì chính mình. Những ai không được
yêu thì tìm cách cho người ta ngưỡng mộ mình.
Có ba tình trạng: (1) Không
yêu thương và không được yêu thương,
điều này xem ra giống hoả ngục trần gian.
(2) Yêu thương nhưng không được yêu
thương đáp lại –dù đây là điều đau khổ
nhưng vẫn tốt hơn tình trạng đầu tiên.
(3) Yêu thương và được yêu thương –đây
là tình trạng được chúc lành mà Đức Giêsu
đã vui hưởng: “Như Cha Thầy đã yêu mến Thầy,
cũng thế Thầy đã yêu mến anh em!”.
Yêu thương biểu lộ
điều tốt nhật trong con người đang yêu. Người ta sống trong sự tốt lành nhất
và rực rỡ nhất khi yêu. Họ giống như
một ngọn đèn toả sáng. Tình yêu là một
chọn lựa chớ không phải là một cảm nhận.
Nhưng từ chối yêu thương là bắt
đầu chết. Điều tệ hại nhất
là sự dửng dưng lạnh giá.