Loại bỏ vị ngôn sứ - McCarthy
Suy Niệm 1. BỊ NGƯỜI THÂN
YÊU LOẠI BỎ
Sau nhiều
năm rời bỏ ngôi làng nơi ông đã chào đời
ở Transkei, Nelson Mandela đã trở về thăm quê
hương. Lúc bấy giờ ông đã là một luật
sư và sống ở Johannesburg. Sau này ông đã viết
về cuộc thăm viếng đó: “Không có gì giống
như khi ta trở về một nơi vẫn không thay
đổi để tìm lại những con
đường trong đó chính bạn đã đổi
thay. Chốn cũ tiếp tục như trước
đây, không đổi khác với khi tôi lớn lên ở
đó. Nhưng tôi nhận ra rằng quan điểm của
tôi và thế giới quan của tôi đã tiến triển”.
Thật vậy, ông đã nói điều đó đúng lúc ông
trở về quê hương, ông không thể sống ở
đó nữa – nó trở nên quá nhỏ đối với
ông.
Đức Giêsu
đã trở lại Nadaret và với dân làng. Người
đã lớn lên ở giữa họ. Người cũng
muốn đem lại cho họ những ơn ích của
Người. Họ là những người biết rõ
Người. Hẳn bạn nghĩ rằng họ sẽ
đánh giá Người cao nhất. Đáng buồn là họ
không tin Người.
Quang cảnh mà
bạn có về một nhà thờ lớn thì một
khoảng cách rất khác với quang cảnh khi bạn
ở thật gần. Từ một khoảng cách, ngôi nhà
thờ đứng rực rỡ trong khung cảnh xung quanh.
Bạn có thể nhìn thấy những đường nét,
hình thể và vẻ đẹp của nó. Nhưng khi ở
thật gần, bạn thấy toàn là bụi bẩn và
rạn nứt.
Một
điều tương tự xảy ra với
người ta. Một người không bao giờ là
một anh hùng với những người thân. Một thiên
tài dường như không được chính bạn bè
mình khám phá. Những người ở gần phải
chịu đựng vì các khuyết điểm và giới hạn
quá rõ ràng. Những người ở xa, trái lại,
được sự quý trọng cổ vũ vì chỉ
những đức hạnh của người ấy
được thấy rõ.
Nhưng
điều đã xảy ra với Đức Giêsu ở
Nadaret còn sâu xa hơn thế. Không phải chỉ vì họ
không đánh giá đúng Đức Giêsu. Họ khước
từ Người. Tại sao? Bởi vì Người đã
chỉ ra sự thiếu đức tin của họ và nói
với họ rằng dân ngoại còn cởi mở với
Thiên Chúa hơn họ. Những ơn ích từ lời
hứa trong Giao Ước không có ý nghĩa là tất
cả.
Đức Giêsu
đã chịu đựng số phận của mọi ngôn
sứ –bị dân của Người khước từ.
Lời ngôn sứ không phải để làm vui lòng
người ta, nhưng để nói lên sự thật mà
người ta không muốn nghe, sự thật mà
người ta thường che đậy. Nhưng động
lực khiến Đức Giêsu nói lên sự thật là lòng
thương xót của Người.
Người phải
làm gì? Hẳn Người có thể nói: “Tôi đã chán
họ! Tôi đã chán mọi người. Vì vậy tôi
sẽ rút lui vào một cái lều trong rừng và để
cho cỏ dại mọc quanh trên mặt đất”.
Hoặc
Người có thể nói: “Họ muốn gì nào?”. Và khi
đã tìm ra điều họ muốn, Người có
thể xúc tiến cho họ điều đó. Nhưng trong
trường hợp này, ơn đặc biệt mà
Người muốn cho họ và họ hết sức
cần sẽ bị bỏ mất.
Sau cùng,
Người có thể cố gắng tìm ra một số ít
người sẵn sàng đón nhận điều
Người muốn cho họ. Nếu Người tìm được
ít người đó. Người có thể cho họ
điều đó tuỳ theo khả năng họ đón
nhận. Đó là điều Người đã chọn
để thực hiện.
Bị những
người thân quen của mình khước từ là
một việc tổn thương sâu sắc. Đức
Giêsu đã đau buồn bởi những điều đã
xảy đến với Người ở Nadaret, nhưng
Người đã không trở nên cay cú và chôn vùi những ân
huệ của Người. Người đã làm
điều Người có thể làm cho những kẻ
đã tin Người ở Nadaret, và rồi Người
mang những ân huệ của Người đi nơi khác.
Suy Niệm 2. SỰ ƯU TIÊN CỦA
ĐỨC MẾN
Có một dây liên
kết giữa đức tin và đức mến. Có một
câu chuyện minh hoạ cho điều ấy nói về
George Herbert, một thi sĩ Anh quốc, một linh mục
và nhạc sĩ nghiệp dư. Một ngày nọ, trên
đường đi đến một buổi họp
về nhạc với một số bạn bè, ông gặp
một người nghèo bị ngã ngựa. Cả hai,
người và ngựa lâm vào cảnh hiểm nghèo và cần
gấp sự giúp đỡ.
Herbert cởi áo
dài tu sĩ và giúp cho người ấy ra khỏi lưng ngựa
và đứng dậy trước khi lên ngựa trở
lại. Rồi ông cho người nghèo ấy một món
tiền để mua nước giải khát cho cà người
và ngựa. Sau đó, ông lại tiếp tục cuộc
hẹn gặp bạn bè.
Dĩ nhiên, ông
đã giữ cho mình rất sạch sẽ và chỉnh
tề. Vì thế khi ông quay lại với đôi tay bẩn
và áo quần dính đầy đất, các bạn ông kinh
ngạc. Nhưng khi ông nói với họ về nguyên nhân
của điều đó, một người bạn
tỏ ý không tán thành việc ông để mình liên luỵ vào
một việc dơ bẩn như thế.
Nhưng ông đáp
lại: “Suy nghĩ về điều tôi đã làm sẽ
giống như âm nhạc đến với tôi lúc nửa
đêm. Nếu bỏ đi nó sẽ tạo ra một
sự bất hoà trong ý thức của tôi. Bởi vì nếu
tôi bắt buộc phải cầu nguyện cho mọi
người trong cơn hoạn nạn, thì chắc chắn
rằng tôi bắt buộc phải đi xa hơn là
thực hành những gì tôi cầu nguyện”. Rồi ông nói
tiếp: “Giờ đây, chúng ta so dây đàn đi”.
Trong Bài
đọc 2 hôm nay, thánh Phaolô cho chúng ta một mô tả
đẹp nhất về đức mến từ
trước tới nay. Ngày nay tình yêu (đức mến) là
từ ngữ được dùng nhiều nhất. Nhưng
điều mà nền văn hoá chúng ta gọi là tình yêu trong
các bản nhạc và phim ảnh thường không có gì là
tình yêu cả, nó là sự đối lập của tình yêu.
Nó chỉ là ước muốn làm chủ hoặc chiếm
hữu.
Ngày nay có nhiều
người hoài nghi về sự hiện hữu của
tình yêu chân chính. Họ không tin có lòng nhân ái nào mà không bị
hoen ố bởi tư lợi. Một lý do của
điều ấy là ngày nay chúng ta có sự hiểu biết
tốt hơn về tính chất phức tạp trong bản
chất con người và sự pha tạp của nhiều
động lực đàng sau mỗi việc chúng ta làm.
Thánh Phaolô hiểu
rõ những động lực pha tạp đàng sau những
việc người ta làm. Ông hiểu người ta có
thể thực hiện những hy sinh to lớn như
thế nào, dù rằng những hy sinh không có giá trị
bởi vì những động lực để thực
hiện chúng đều do tư lợi.
Nhưng thánh nhân
vẫn tin vào khả hữu của đức yêu
thương và đó là trung tâm điểm của
người Kitô hữu. Điều mà ông đề
nghị trong sự mô tả đức yêu thương rõ
ràng là một lý tưởng. Một lý tưởng
giống như một ngôi sao. Dù chúng ta không bao giờ có
thể đạt đến, nó vẫn luôn hướng
dẫn chúng ta. Nhưng điểm chính yếu mà thánh Phaolô
đưa ra là sự ưu tiên của đức yêu
thương trong đời sống của một Kitô hữu.
Chúng ta phải sẵn sàng chấp nhận sự yếu
đuối và thất bại của chúng ta mà không tức
giạn và thất vọng.
Khi
được đức yêu thương chiếm hữu,
người ta sẽ được tràn đầy
quyền năng mà người ta không thể từ
chối, đó là quyền năng làm bất cứ việc
gì, đương đầu với bất cứ
điều gì, chịu đựng bất cứ việc gì
cho con người hoặc sự việc mà người ta
yêu mến.
Yêu thương,
nhân từ, bác ái, làm việc vì người khác –đó là những
phẩm chất chủ yếu. Đức yêu thương
không bao giờ phai tàn! Những sự việc khác phai
nhạt và qua đi, nhưng đức yêu thương
tồn tại mãi. Nếu một người yêu
thương thật sự thì người ấy cũng có
được mọi nhân đức khác.
Đức tin,
đức cậy và đức yêu thương (đức
mến) là ba nhân đức lớn. Chúng còn mãi nhưng
lớn nhất là đức yêu thương. Mọi sự
việc qua đi, nhưng lời nói yêu thương,
việc làm yêu thương không bao giờ qua đi.