Chúa Giêsu chịu
phép rửa
Trong
lòng của Hội
Thánh, từ xưa tới nay,
các tín hữu vẫn cố gắng
đi tìm câu trả lời cho vấn
đề “Tại sao
Chúa Giê-su lại
đến với Gioan
để chịu phép
rửa?” Lễ rửa của Gioan
là để người ta
ăn năn sám hối, và
chúng ta tin rằng Chúa
Giêsu là Đấng vô tội. Vậy tại sao
Ngài tự động
đến xin chịu lễ rửa này.
Trong Hội Thánh
đầu tiên,
có người gợi ý đầy tình
cảm rằng Ngài
làm thế nào
để đẹp lòng
Mẹ Ngài,
là người
đã năn nỉ xin
khuyên Ngài. Nhưng
chúng ta cần một câu
trả lời
đúng đắn hơn.
Trong
cuộc
đời mỗi người, có
những giai
đoạn như trục chốt cho cả đời sống xoay
quanh. Trong đời sống Chúa
Giêsu cũng vậy, thỉnh thoảng
chúng ta phải ngừng lại
để cố gắng nhìn
xem cả cuộc
đời Ngài
khi còn tại thế. Trục chốt thứ nhất là cuộc
thăm viếng
Đền Thờ lúc
Ngài mười hai
tuổi, khi
Ngài khám phá mối liên
hệ độc nhất của Ngài
với Thiên
Chúa. Đến lúc
Gioan xuất hiện thì
Ngài đã ba mươi tuổi. Như vậy, mười tám
năm trôi qua, suốt thời gian
đó, hẳn Chúa
Giêsu đã suy nghĩ và nhận thức ngày càng rõ rệt về sự đặc biệt duy
nhất của chính
mình Ngài. Nhưng lúc
đó Ngài vẫn còn
là một người thợ mộc vô
danh ở làng
Nadarét. Hẳn Ngài
biết có
ngày Ngài phải rời bỏ
Nadarét và ra đi cho một công tác lớn hơn, Hẳn Ngài vẫn trong chờ một dấu chỉ báo hiệu cho
ngày đó xuất hiện.
Bấy giờ Gioan
xuất hiện, dân
chúng kéo đến nghe
ông giảng và
chịu phép
rửa.
Trong cả xứ nổi lên một cuộc phục hưng chưa từng có,
một phong
trào quay về với Thiên
Chúa. Khi thấy
điều
đó, Chúa Giêsu biết giờ của Ngài
đã điểm. Không
phải Ngài
cảm biết tội lỗi và
ăn năn, Ngài biết rằng hiện giờ Ngài
phải
đồng hoá
mình với phong
trào quay về với Thiên
Chúa này. Đổi với Chúa
Giêsu, sự xuất hiện của Gioan
là một tiếng kêu
gọi của Thiên
Chúa và hành động, và
hành động thứ nhất của Ngài
là đồng hoá
mình với dân
chúng trong cuộc tìm
kiếm Thiên
Chúa. Nhưng
trong lễ rửa của Chúa
Giêsu có một sự kiện xảy ra.
Trước khi Ngài
có thể quyết
định về bước quan
trọng này,
Ngài phải biết chắc mình
làm việc phải lẽ; và
trong lúc Ngài chịu phép
rửa,
Thiên Chúa đã phán với Ngài.
Xin đừng lầm sự việc xảy ra tại lễ rửa là một kinh
nghiệm riêng
tư cho
Chúa Giêsu. Tiếng nói
của Thiên
Chúa đã đến với Ngài
và tiếng
đó xác định rằng Ngài
đã có một quyết
định
đúng. Nhưng hơn thế nữa,
chính tiếng
đó chỉ cho
Ngài thấy tất cả con
đường của Ngài.
Thiên Chúa đã phán với Chúa
Giêsu: “Đây là Con yêu dấu của Ta.” Câu này gồm hai phần “Con là Con yêu quý của Cha”
là câu trích từ Thánh
vịnh 2,17
được coi
là lời diễn tả về Đấng Cứu Thế hứa ban.
Còn câu “Ta hài lòng về con”
là một phần của Isaia
42,1, diễn tả người
Đầy tớ Đau
khổ của Chúa
Gia-vê có hình ảnh trọn vẹn trong
Isaia 53. Cho nên trong lễ rửa của Chúa
Giêsu có rất nhiều ý nghĩa:
có ý nghĩa về Nước Trời
đã đến vì
lúc đó là lúc Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng Nước Trời.
Cũng có nghĩa là lúc Đức Giêsu được xức dầu tấn phong
bằng
Thánh Thần
để thi hành
một sứ mạng trọng
đại.
Cũng có nghĩa là Ngài đồng hoá với loài người tội lỗi, dầu “vốn không
biết tội lỗi nhưng trở nên tội lỗi vì cớ chúng
ta” và hạ mình
nhận lấy phép rửa của
Gioan.
Tiếng từ trời “Con
là con yêu quý của Cha,
Cha hài lòng về con
“là tiếng nói
của ân
phúc. Đó là tiếng nói
thừa nhận. Còn
ân phúc nào lớn hơn là được Thiên
Chúa thừa nhận. Aben
dâng lễ tế được Thiên
Chúa thừa nhận,
đó là ân phúc đối với Aben.
Ngược lại, sự từ khước tế lễ của Cain
là một lời nguyền rủa. Còn
ân phúc nào lớn hơn là khi được Thánh
Thần
đáp đậu và nhận lấy quyền phép
từ trên
cao.
Chúa
Giêsu đã đến với ông
Gioan để lãnh
nhận phép
rửa, nhưng chính ông Gioan
đã khẳng
định ông
chỉ làm
phép rửa bằng nước, còn
Chúa Giêsu mới là
Đấng làm
phép rửa bằng
Thánh Thần. Chúa
Giêsu đã khai mở bí
tích Thánh Tẩy cho
những kẻ theo
Ngài bằng việc
đích thân Ngài xin lãnh phép rửa từ Gioan. Chúa Giêsu muốn chúng
ta có sự tiếp nối giữa Giao ước
cũ và Giao ước mới, tiếp nối giữa lời rao
giảng của vị ngôn sứ cuối cùng
–cao đẹp hơn tất cả các vị trước– với lời rao
giảng của chính
Ngài để thiết lập Nước Thiên
Chúa. Tuy nhiên, lễ rửa này
Ngài đã biến đổi
để có thể thực sự khai
mào cho bí tích Thánh Tẩy.
Như thánh Luca kể lại cho
chúng ta. Ngài kéo dài nghi thức bằng lời cầu nguyện. Lời cầu nguyện này mang lại hiệu quả là trời mở ra.
Khi Chúa Giêsu chịu phép
rửa trời mở ra như sau này trời
cũng mở ra mỗi khi
bí tích Thánh Tẩy được cử hành,
vì bí tích Thánh Tẩy không
những chứng tỏ việc
được tẩy sạch tội lỗi mà
còn cho thấy ơn phúc dư đầy trời tuôn
đổ xuống cho.
Hơn thế nữa, qua
việc cầu nguyện, Chúa
Thánh Thần
đến với Chúa
Giêsu. Chính Thánh Linh này cũng hướng dẫn Chúa
Giêsu trong tất cả các hoạt
động của Ngài,
trong tất cả các
công việc giáo
huấn và chữa lành
bệnh tật… tượng trưng cho ơn cứu
độ từ nay được ban
cho nhân loại hầu giải thoát
khỏi mọi nỗi khổ đau.
Việc
đến của Chúa
Thánh Thần tiên
báo ơn Chúa Thánh
Thần sẽ được ban
xuống cho
mỗi thụ nhân
để nâng
lên hàng nghĩa tử của Thiên
Chúa.
Chúa
Thánh Thần ngự xuống trên
Chúa Giêsu trong hình dạng chim
bồ câu.
Hình ảnh này
thật có ý
nghĩa khi chúng ta nhớ lại trong Cựu Ước, trong đại nạn Hồng Thuỷ, chim
câu được thả ra
đã trở về mỏ ngậm lá
ô-liu xanh tươi báo
hiệu nạn lút
đã chấm dứt (St
8,11). Đến trong
hình dạng chim
bồ câu là
đến mang
lại bảo
đảm sự hoà giải giữa Thiên
Chúa và loài người.
Đến như vậy là dấu chỉ lòng
nhân từ của ơn cứu
độ Thiên
Chúa ban.
Trong
bí tích Thánh Tẩy, lòng
nhân từ ấy
được thực hiện, Chúa
Thánh Thần ngự xuống
trong thụ nhân,
bằng tác động tế nhị của tình
yêu, chiếm hữu toàn
diện con
người hầu thúc
đẩy sự phát
triển toàn
diện. Chúa
Thánh Thần trọng dụng tất cả mọi khát
vọng và
khuynh hướng
chính đáng của mỗi người và với mục
đích duy nhất là
thúc đẩy mọi điều lành
điều tốt hầu
đưa
đến toàn
vẹn. Chúa
Thánh Thần đã
đánh tan mọi lo âu
sợ hãi
đè bẹp hoặc khép
kín tâm hồn không
cho phát triển. Hình
ảnh của chim
câu đặc biệt được lựa chọn
để tránh
bỏ mọi phản ứng lo
âu sợ sệt này.
Điều kết thúc
sự hoàn
thành trong lễ rửa của Chúa
Giêsu là tiếng phán
từ Cha:
“Con là con yêu dấu của Cha,
Cha hài lòng về con” lời tuyên
bố thần tính
này mang lại quan
trọng chủ yếu cho
Chúa Giêsu, mặc khải cho
loài người chúng
ta về thân vị Chúa
Giêsu, mặc khải ấy
đòi hỏi chúng
ta phải
đặt niềm tin nơi Ngài.
Theo như Phúc Âm kể lại thì lời công
bố này chỉ liên
quan đến Chúa
Giêsu. Tuy nhiên lời công
bố ấy vẫn
được coi như nguồn gốc của ơn nghĩa tử do bí
tích Thánh Tẩy
đem lại cho mọi tín hữu.
Đức Kitô
chỉ được mạc khải là
con của Chúa
Cha với ý hướng
thông ban ơn
nghĩa tử ấy cho tất cả mọi người
đã liên kết với Ngài
bởi niềm tin.
Bí tích Thánh Tẩy
đặc biệt thực hiện ý
định này.
Những lời “Con
là con yêu dấu của Cha”
luôn được vang
lên khi có phép Rửa tội, dầu huyền âm
này có được nghe
không. Do phép rửa của mình
Đức Giêsu
biết rằng mình
đã ban cho mọi tín hữu ơn làm con yêu quý của Cha
trên trời.
Đối với Chúa
Giêsu, và đối với chúng
ta ngày nay, phép rửa là một kinh
nghiệm về ân
phúc, mà ân phúc liên hệ đến trách
nhiệm. Sau
khi nhận ân
phúc từ Thiên
Chúa, Chúa Giêsu tiếp tục con
đường vâng
phúc để làm
đẹp lòng
Thiên Chúa. Chúa phải liên
tục tranh
chiến với cám dỗ
đi ngược lại ý muốn của Thiên
Chúa. Đám đông muốn tôn Chúa làm vua, ngài cự tuyệt. Các
môn đệ can
ngăn Chúa đi đường thập tự, Ngài khiển trách. Với trách
nhiệm
được giao
cho, Chúa can đảm uống chén
đau thương mặc dầu không
tránh khỏi trận chiến nội tâm
giữa sự vâng
phục và khước từ. Nhận lấy ân
phúc từ trời là
lúc Ngài cam kết vâng
phục Thiên
Chúa, và thật sự, Ngài
đã vâng phục cho
đến chết, thậm chí
chết trên
cây thập giá.
Là môn
đệ của Chúa
Giêsu, chúng ta phải xem
Ngài như một mẫu mực. Phép
Rửa chúng
ta nhận lãnh
là dấu hiệu cho thấy qua
Chúa Giêsu, chúng ta được Thiên Chúa thừa nhận. Đó là ơn phúc, nhưng không phải
để chúng
ta an nhiên ngồi hưởng nhưng đi kèm với trách
nhiệm. Nói
cách khác, phép Thánh Tẩy hay
phép Rửa
cũng là sự cam kết vâng phục ý muốn của Thiên
Chúa và nhận lấy trách
nhiệm Ngài
trao. Bạn hãy tự vấn lương tâm
xem phép Rửa
đã ảnh hưởng
đến
đời sống bạn như thế nào
trong hiện tại.