Cho Chúa một cơ hội
Cuộc đối thoại độc đáo giữa
một người tân tòng và một người chưa có
niềm tin như sau:
-
Anh đã theo
đạo Công giáo rồi sao?
-
Vâng, nói đúng hơn là tôi theo Đức Kitô.
-
Vậy xin hỏi anh, ông ta sinh ra
trong quốc gia nào?
-
Rất tiếc là tôi đã quên
mất chi tiết này.
-
Thế khi chết, ông ta
được bao nhiêu tuổi?
-
Tôi cũng nhớ rõ nên chẳng
dám nói.
-
Vậy ông ta đã thuyết
giảng bao nhiêu bài?
-
Tôi không biết!
-
Quả thật, anh biết quá ít,
quá mơ hồ để có thể quả quyết là anh
đã thật sự đi theo ông Kitô!
-
Anh nói đúng một phần. Tôi
rất hổ thẹn vì mình đã biết quá ít về
Đức Kitô. Thế nhưng, điều mà tôi biết
rất rõ là thế này: Ba năm trước, tôi là
người nghiện rượu, sáng say chiều xỉn, nợ
nần lút đầu ngập cổ, gia đình tôi xuống
dốc một cách kinh khủng. Mỗi tối, khi trở
về nhà, vợ con tôi đều tức giận và
buồn tủi. Thế mà bây giờ tôi đã dứt khoát
bỏ rượu và đã cố gắng trả
được hết nợ, gia đình tôi đã tìm
lại hạnh phúc, các con tôi trông ngóng, chờ tôi về sau
giờ tan ca. Những điều này không ai khác hơn, chính
là Đức Kitô đã làm cho tôi. Và đó là tất cả
những gì tôi biết về Người.
Khi lãnh phép rửa sám hối của Gioan, dân chúng
hỏi ông: “Chúng tôi phải làm gì?”. Qua câu
hỏi ấy, chúng ta thấy sám hối mang chiều kích
cộng đoàn, sẵn sàng đổi mới bằng hành
động cụ thể.
Các thánh thường nói: “Lạy Chúa, Chúa muốn con
làm gì?”. Đó là một thái độ
sẵn sàng làm theo ý Chúa. Có
được tâm tình ấy quả không dễ dàng.
Nhưng nói được như Đức Maria mới
thực là cao quý: “Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời Ngài
nói”.
Người tân tòng trong câu chuyện trên đây, sau khi
được đổi mới hoàn toàn, ông đã nói:
“Những điều này không ai khác hơn, chính là
Đức Kitô đã làm cho tôi”.
Như vậy:
·
Sám hối không chỉ là quay
trở về với quá khứ, mà còn hướng đến
một tương lai tốt đẹp hơn.
·
Sám hối không chỉ có tính cách
cá nhân, mà còn mang tính liên đới trong cộng đoàn.
·
Sám hối không chỉ là một
cảm xúc mông lung, nhưng chính là một quyết tâm hành
động.
·
Sám hối không chỉ là
hướng tới đời sống thánh thiện, mà là trở
về với một Đấng thánh: Đức Giêsu Kitô.
Vì thế, sám hối chính là dành cho Chúa Kitô cơ
hội để Người thanh tẩy tâm can, thay
đổi con người, nhất là để
Người biến những tâm tình và ước muốn
của chúng ta nên giống những tâm tình và ước
muốn của Người.
·
Thay vì sám hối bên ngoài, Chúa Kitô
muốn chúng ta thực sự hướng lòng về
Người.
·
Thay vì kiêu căng tự mãn, Chúa
Kitô muốn chúng ta thực sự khiêm tốn để nên
giống Người.
·
Thay vì nô lệ cho của cải,
tiền bạc, Chúa Kitô muốn chúng ta hãy ra khỏi nỗi
bận tâm về mình mà nhường cơm sẻ áo cho anh
em.
Mùa vọng là mùa của hy
vọng. Thiên Chúa không bao giờ thất vọng về con
người. Cho dù con người có sa
ngã, phản bội, Thiên Chúa vẫn theo đuổi
chương trình cứu độ của Người. Cho
dù thấp hèn tội lỗi, con người vẫn mang hình
ảnh cao đẹp của Thiên Chúa, nên mỗi
người đều được Thiên Chúa tin
tưởng, yêu thương. Mùa vọng
mời gọi chúng ta sám hối, đồng thời
cũng kêu gọi chúng ta hãy hoàn toàn phó thác và hy vọng nơi
Người.
Lạy Chúa Giêsu, sám hối là dọn đường
cho Chúa đến, sám hối cũng là dọn lối
để đến với tha nhân.
Xin dạy chúng con biết bày tỏ lòng sám hối
bằng cách mềm mại để Chúa uốn nắn, và
quyết tâm sống công bình bác ái với anh em. Amen.