NHỮNG GÌ GIÁO
HỘI NÓI VỀ ĐỨC MARIA
Câu nói
của Thánh Bênađô “De Maria
nunquam satis” (nói về Đức Maria thì chẳng bao
giờ cùng), không phải chỉ nói về sự bất
lực khi diễn tả về vai trò, địa vị
của Mẹ trong mầu nhiệm Nhập Thể và Công
Trình Cứu Chuộc, mà vì con cái Mẹ không bao giờ
thấy thoả mãn những lời tôn vinh Mẹ, không
thể nào diễn tả hết được lòng yếu
mến, khát khao hiểu biết và tán dương Mẹ. Tín
lý, tín điều, Thánh Mẫu học, có hạn hay đúng
hơn, bị giới hạn ở ngôn từ. TÌNH YÊU, LÒNG
THẢO HIẾU thì không có giới hạn, không có rào cản
ngôn từ, ngôn ngữ và lý lẽ. Giáo Hội La Mã nặng
‘hơn’ về ‘lý’, song lại tiến rất xa rất sâu
trong Thánh Mẫu học; trong khi Giáo hội Chính thống
‘thiên về tình cảm’hơn, - có thể nói là không có các tín
điều - lại khám phá ra nhiều khía cạnh ‘bí
ẩn” (mầu nhiệm) trong và từ ‘Chức vụ và
tuớc vị làm Mẹ Thiên Chúa” của Đức Maria.
Đó là về khía cạnh ’bác học”, còn trong tâm hồn
của tín hữu Công giáo và Chính Thống, hình tượng
Đức Mẹ, lòng tôn sùng kính yêu đối với
Mẹ Maria luôn là một, luôn giống nhau và chỉ có
thể nói : DE MARIA, NUNQUAM SATIS!
-----------------------------------
ĐỨC MARIA LÀ AI?
Đức
Maria giữ một vị trí đặc biệt trong Giáo
Hội. Làm
sao không hiểu sự gắn bó tình con thảo của hàng
triệu tín hữu với một khuôn mặt phụ
nữ, được thấy gần gũi hơn, dịu
dàng và an ủi hơn là khuông mặt của một Thiên
Chúa, cho dù Người dịu dàng và ân cần đến
đâu? Đức Maria là Đấng bênh vực và bảo
vệ, hướng dẫn và làm cho an
lòng.
Suốt
thời gian dài, Giáo Hội Công Giáo tự hỏi về
vị trí mà Mẹ Chúa Giêsu phải chiếm giữ trong
đời sống các tín hữu. Dựa vào các bản văn
Phúc Âm và lời cầu nguyện của các tín
hữu, Giáo Hội đã cho Mẹ một thân thế và
một vai trò có thể thay đổi, nhưng không
được cường điệu hoặc
ngược lại, hạ thấp! Đức
Maria được gọi là Mẹ Thiên Chúa, nhưng
Mẹ không phải là một nữ thần.
Trước hết, Mẹ là một người nữ, mà
vì Mẹ là người đầu tiên đã đáp lại
tình yêu tuyệt đối của Chúa, cho nên Mẹ
hướng dẫn chúng ta làm theo như
thế. Là khuôn mặt kín đáo và thầm lặng trong Phúc
Âm, Đức Maria cũng là Đấng dẫn dắt
đến với Chúa Giêsu, dạy cách cầu nguyện
với Chúa Giêsu, đi dần vào tình mật thiết
với Người và yêu mến Người.
LUÔN ĐỒNG TRINH, TUY VẪN LÀM MẸ
Phúc Âm Thánh Luca thuật
lại rằng Đức Maria “trinh khiết, đính hôn
với một người nam”, đón tiếp cuộc
thăm viếng của một thiên thần báo tin một
con trè đến :”Chúa Thánh Thần
sẽ đến trên Bà và quyền lực Đấng
Tối Cao sẽ đặt Bà dưới bóng
Người”. Được Thiên Chúa lựa chọn
để làm mẹ Con của Người, Đức Maria
đã trở thành mẹ của một người con mà
không có quan hệ tình dục với vị hôn phu của mẹ.
Mẹ vẫn đồng trinh và tuy thế
đã sinh con. Sự đồng trinh nầy, rất
thường bị đặt vấn đề, không
phải vi coi khinh tình dục. Nó muốn nói lên rằng Chúa Giêsu thật sự có
nguồn gốc Thiên Chúa. Sự khiết
trinh của Đức Maria là một mầu nhiệm ăn
sâu trong cầu nguyện. Cô gái trẻ nầy đã
phải hết sức can đảm, có đức tin mãnh
liệt và luôn sẵn sàng đón nhận công trình của
Thiên Chúa, để trở thành mẹ. Trong
việc đó, Đức Maria là một khuôn mẫu cho chúng
ta và cho Giáo Hội.
LÀ MẸ CHÚA GIÊSU, ĐỨC MARIA LÀ MẸ
THIÊN CHÚA
Năm 431,
ở Công Đồng Êphêsô, Giáo Hội đã khẳng
định lần đầu tiên rằng Đức Maria
cũng là Mẹ Thiên Chúa, bởi vì Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa và
chính là Thiên Chúa.
Cụm từ nầy - MẸ THIÊN CHÚA – không có ý nói chính
Đức Maria đã ban cho Chúa Giêsu thiên tính của
Người, nhưng muốn nói rằng Đức Maria
đã cưu mang và hạ sinh Đấng đến từ
Thiên Chúa. Chính khi hiểu dần dà Chúa Giêsu là
ai, mà các Kitô hữu đã làm thành công thức những gì
họ cũng hiểu được về Đức
Maria. Và những gì họ đã hiểu
được, đã khiến cho lòng họ đầy tràn
lòng sùng mộ.
ĐƯỢC THỤ THAI KHÔNG VƯỚNG
TỘI LỖI
Các Kitô hữu đã rất
mau chóng suy gẫm về cuộc đời Đức Maria
với việc tự vấn về câu hỏi nầy : làm thế nào mà một phụ
nữ, bị mang dấu tội lỗi như mọi con
người, cuộc chiến nội tâm, những yếu
đuối, những khiếm khuyết, lại có thể
thụ thai và sinh ra một người con như Chúa Giêsu,
mang trong mỉnh thực tại Thiên Chúa? Để trả
lời câu hỏi nầy, những lời của thiên
thần ngày Truyền Tin cho chúng ta một ít yếu tố :” Hãy vui lên, Đầy ơn phúc” (Lc
1,28). Từ ân phúc nầy mà Mẹ được ban tràn
đầy, Giáo Hội Công giáo đã hiểu, qua nhiều
thế kỷ, rằng Đức Maria đã
được cha mẹ Người thụ thai trong khi
vẫn được gìn giữ khỏi tội lỗi con
người: Mẹ ‘đây ơn phúc”. Đó
là điều người ta gọi Vô Nhiễm Thai.
Tín điều nầy đã
được định tín ngày 08.12.1854 do Đức giáo
hoàng Piô IX. Việc Đức
Maria được giữ gìn khỏi tội lỗi, không
muốn nói là Mẹ xá cách chúng ta : Mẹ
vẫn là một tạo vật của Chúa; mẹ vẫn
ở bên phía con người; Mẹ ở với chúng ta.
Nhưng Mẹ chỉ cho chúng ta biết rằng đi theo Mẹ, chúng ta được mời
gọi nên thánh.
LÊN TRỜI
Cuộc
đời trần thế của Đức Maria đã
kết thúc như thề nào? Kinh Thánh không nói gì về đề
tài nầy và các truyền thống Kitô giáo rất đa
dạng. Chỉ mãi đến ngày 01.11.1950, Đức
giáo hoàng Piô XII, sau khi đã xin ý kiến của tất
cả các giám mục và các Vị đồng thanh về
điểm nầy, đã long trọng định tín
rằng “ Thân Mẫu Vô Nhiễm của
Thiên Chúa, Đức Maria trọn đời đồng
trinh, sau khi đã hoàn tất hành trình cuộc sống
trần thế, đã được nâng lên vinh quang thiên
quốc cả linh hồn và thân xác”.
Lên trời
(mông triệu) có nghĩa là Đức Maria, sau khi từ
trần, đã được đưa lên trời bởi
Thiên Chúa. Là
tạo vật con người đầu tiên
được vào trong vinh quang Thiên Chúa cả hồn và xác,
Mẹ báo trước số phận của chúng ta. Các Kitô hữu Đông phương (chính thống)
nói về Giấc Miên Du (Dormition) của Đức Maria,
một giấc ngủ ngọt ngào bộc lộ một
mầu nhiệm.
MẸ HỘI THÁNH
Các Kitô hữu tiên khởi
rất mau chóng qúy trọng sự hiện diện của
Đức Maria dưới chân thập giá Chúa Giêsu Con
Mẹ. Họ nhớ lại những lời nói với Thánh
Gioan :”Đây là Mẹ con” (Ga 19,27).
Nhưng cụm từ “ĐỨC MARIA MẸ HỘI THÁNH”,
chỉ cò vào cuối Công Đồng vatican
II (năm 19630. Đức giáo hoàng Phaolô VI
đã công bố Đức Maria Mẹ Hội Thánh, nghĩa
là Mẹ của các tín hữu và các mục tử Hội
Thánh. Đức Maria giúp đỡ chúng
ta, soi chiếu cho chúng ta, hướng dẫn chúng ta, đem
chúng ta đến với Chúa Giêsu. Bởi vì Mẹ là
môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu, Đức
Maria dạy chúng ta biết lắng nghe Lời Chúa và tin
cậy nơi Người.
TA CÓ THỂ
CẦU XIN GÌ VỚI ĐỨC MARIA?
Chúng ta thưa với Chúa, chúng
ta cầu nguyện với Chúa và chính Chúa là Đấng
nhận lời chúng ta… Nhưng chúng ta có
thể cẩu khẩn Đức Maria và các thánh, cầu xin
các Đấng cứu chữa và trợ giúp. Đức Maria là Đấng bầu cử cho
chúng ga trước toà Chúa. Mẹ “mang”
đến Chúa những lời chúng ta cầu nguyện.
Mẹ lả ‘trạng sư’ của chúng ta.
Vì vậy người ta có thể cầu xin Mẹ ban cho
đức tin, lòng can đảm, sức mạnh và sự
dịu dàng, bời vì trong tất cả các điều
nẩy, Mẹ chưa bao giờ thiếu sự gì và Mẹ
đi trước chúng ta trên con đường nầy.
Cuối cùng, hết sức đơn giản, ta có thể
xin Mẹ dạy chúng ta cầu nguyện và dẫn chúng ta
đến với Chúa Giêsu.
SAU CHÚA GIÊSU, ĐỨC MARIA
CÒN CÓ CON NÀO
NÀO NỮA CHĂNG?
Công
đồng Latêranô dâng cụm từ “trọn đời
đồng trinh” vào năm 649. Truyền thống Công giào không bao
giờ giải thích từng chữ một (nghĩa đen)
khi nêu cụm từ anh chị em Chúa Giêsu trong phúc âm Thánh
Mac-cô (Mc 6,3), mà hiểu theo nghĩa
rộng là anh chị em họ và những mối liên hệ
họ hàng khác. Khẳng định nầy (mà người
Tin Lành ít chia sẻ) phát xuất từ một suy niệm
lâu dài của Giáo Hội : Đức
Maria, Mẹ Thiên Chúa, hoàn toàn trọn hiến cho Con Một
của Mẹ, không thể có việc thân mật hôn nhân.
------------------------------------------------------------------
SỰ RA ĐỜI CỦA
LÒNG TÔN SÙNG MẸ MARIA
Trao đổi với Dylvie Barnay, sử gia,
tác giả cuốn Đức trinh Nữ, người phụ
nữ có gương mặt thần thánh (NXB Gallimard, sưu
tập “Khám phá’)
ĐÂU LÀ NHỮNG GIAI ĐOẠN LỚN NỖI
LÊN VIỆC SÙNG KÍNH ĐỨC MARIA?
SYLVIE BARNAY : Ngay từ các thế kỷ đầu tiên
đời sống Giáo Hội, những phát triển
thờ phương và tín lý về địa vị của
Đức Maria, không thể tách rời khỏi bản tính
kép của Chúa Kitô sắp phối hợp nhau. Những
cuộc tranh luận Kitô học dẫn đến
định tín Đức mẹ là Mẹ Thiên Chúa, THEOTOKOS,
trong Công đồng Êphêsô năm 431. kế
đó đế chế Đông phương sẽ phát
động việc tôn kính chính thức Đức Maria, sau
đó sẽ lan truyền sang Tây phương sau năm 476. Ngoài ra, ngay từ cuối thế kỷ III,
Đồng trinh trở thành giá trị mạnh mẽ
của Kitô giáo, cho phép “chạm trời cao trong khi vẫn
bước đi trên trái đất”. Vào
thế kỷ thứ V, Mẹ Thiên Chúa được gán
cho những thuộc tính của Nữ Hoàng. Mẹ trở thành Đấng Bảo Trợ
Đế quốc Byzantin, vị hoàng đế đại
diện Thiên Chúa trên trái đất. Cũng vậy, vào
thế kỷ IX, ở Tây phương Đức Trinh
Nữ trở thành “Hoàng Hậu Thiên Cung”, có địa
vị ở chóp đỉnh phẩm trật các thiên
thần, nơi trời đất tương ứng nhau. Ở Tây phương, khi mà đế quốc tan
rã, Đức Trinh Nữ dần dà chiếm một vị
trí bỏ trống, vị trí hoàng hậu. Chính vào thế kỷ IX mà gương mặt
Đức Maria Đấng Trung gian nỗi trội, nhất
là ở phương Tây.
ĐỨC MARIA CAN THIỆP RA SAO VÀO QUAN HỆ
GIỮA QUYỀN BÍNH THẾ TỤC VÀ THIÊNG LIÊNG?
SYLVIE BARNAY : Đức Maria như
khớp nối cho cả hai nhờ kinh nghiệm của
Mầu nhiệm Nhập Thể. Trong khi vương
triều tái xuất hiện kể từ thế kỷ
XIII, Đức Maria được liên kết với
sự tái dựng những cơ cấu trần thế
của quyền bính. Mẹ xuất hiện trên các con
dấu cùng lúc Mẹ chiếm chỗ trên ô trán các thánh
đường.
Trong khi vào
thế kỷ XII, người ta tái khám phá Thiên Chúa làm
người, Đức Trinh Nữ ở Tây phương
ngày càng trở nên quan trọng như là Mẹ Chúa Kitô và
Mẹ loài người. Thời Trung Cổ, người ta quan
niệm Đức Trinh Nữ như là mặc cho Chúa Kitô
một áo choàng xác thịt : Mẹ
cũng mặc cho nhân lại bằng áo choàng nầy như
vậy. Chính Mẹ là đấng dẫn nhân loại
tội lỗi vào lại trong ân sủng.
Tình mẫu tử thiêng liêng của Mẹ sản sinh
nhiều dòng tu mới, song cũng bảo trợ những
đoàn hội, thành phố, đại học
: các tu sĩ Dòng Xitô trở thành “con Đức Maria”. Thánh Bernard còn được gọi là “con thơ
của Đức Bà”. Về phần sự sánh
giữa Đức Maria và Giáo Hội, - - cả hai
đều được gọi là hôn thê và là mẹ,- xuất hiện vào thế kỷ IV,
cũng sẽ được triển khai vào thế kỷ
XIII.
ẢNH HƯỞNG CUÔC CẢI CÁCH NHƯ THẾ
NÀO?
Chống lại những
thái quá của việc tôn sùng Đức Maria, người
Tin Lành mời gọi tìm lại “người trinh nữ
thật sự của các Phúc Âm”. Do vật Jean Calvin trong
Chuyên Luận Về Các Thánh Tích, đổ lỗi cho sự
phổ biến các chai sữa của Đức Maria, trong
khi Luther nhấn mạnh Đức Maria như một
nữ tỳ. Kế đến, sau công
đồng Triđentinô, bắt đầu một thời
kỳ mới lạm phát về các vụ hiện ra. Và đầu thế kỷ VIII, các giáo hoàng
đưa ra việc tôn kính ở Lorette từng chút một
ghi dấu những giới hạn địa lý của
Đạo Công giáo.
NHỮNG LẦN
ĐỨC MẸ HIỆN RA CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC THỜI
ĐIỂM TRONG ĐỜI SỐNG GIÁO HỘI?
SYLVIE BARNAY :
Những tường thuật đầu tiên về
hiện ra có niên đại từ Công Đồng Constantinople (381), đang chính thức
hoá kinh Tin Kính. Mục vụ Giáo Hội dùng
những tường thuật hiện ra nầy để
thông qua Kinh Tin Kính và đánh đuổi dị giáo. Nhưng
các cuộc hiện ra không ngừng phát triển và thế
kỷ XIII là thời hoàng kim của các lần hiện ra, lưu
hành những mẫu gương thánh thiện, như : tiếp sau đức đồng
trinh là chức làm mẹ Thiên Chúa. Chẳng hạn
người ta nói những tâm hồn thanh thiện nhất,
là họ noi gương Mẹ Thiên Chúa, khi hạ sinh Hài nhi Giêsu trong lòng mình. Cuối
cùng, mờ nhạt hơn, là gương mẫu
người nữ tỳ nỗi lên ở thề kỷ
XIII và xuất hiện lại vào thế kỷ XIX.
------------------------------------------
HAI TÍN ĐIỀU TRONG CHÍNH
THỐNG
Trong Giáo
Hội Chính Thống, Đức Maria là “Mẹ Thiên Chúa”. Mẹ tượng trưng
cho phần tình mẹ của tình yêu Thiên Chúa, tòan thể Giáo
Hội và hình ảnh của mỗi linh hồn con
người được Thiên Chúa phú ban.
Trong giáo
hội Chính Thống, sự hiện diện của
Đức Maria chỉ được định tín
bằng 2 tín điều, những được gọi
lên bằng cả ngàn danh tính và hình ảnh. Hai tín
điều nầy, được những công
đồng đại kết các thế kỷ đầu
thông qua, khẳng định rằng Đức Maria là
Mẹ Thiên Chúa (theotokos) và Mẹ trọn đời
đồng trinh. Tất cả những gì còn lại làm
chúng ta biết về Mẹ, đến từ Thánh
Truyền, từ lịch sử, từ lòng tôn sùng bình dân, từ
Chúa Thánh Linh.
Thánh Damascênô nói
: “Chỉ duy tên Mẹ Thiên Chúa đã chứa
đựng toàn bộ mầu nhiệm công trình cứu
chuộc”. “Công trình cứu chuộc “ (economie)
ở đây muốn nói “công trình” của Thiên Chúa
được thực hiện để cứu
độ chúng ta, và tỏ lộ trong danh Đức Maria.
Thánh Phêrô nói về Chúa Giêsu :”Dưới
gầm trời nầy không có danh nào khác được ban
cho con người nhờ danh ấy mà chúng ta
được cứu thoát” (Cv 4,12)
Mà đức tin vào Chúa Kitô
tràn đây trong con người của Đức Maria
một ánh sáng đặc biệt phản ánh bí mật
của Thiên Chúa mà chỉ duy nhất Mẹ của người
mới biết được. Và Đức
Maria thông truyền cho chúng ta bi ẩn ấy, vì Mẹ không
ngừng vén lên khuôn mặt nhân tính của Thiên Chúa. Hãy
lắng tai nghe vô số những lời cầu nguyện
với Đức Maria; mỗi lời trong đó nhấn
mạnh một vẻ riêng biệt của mầu nhiệm
Nhập Thể vô tận, như thể trong giáo hội
Chính Thống, lễ Giáng Sinh luôn tiếp diễn, làm cho
từ đêm Noel, thế gian sống trong kinh ngạc.
Bí mật mà Đức Maria
hé cho chúng ta thấy, theo lời nhà
thần học vĩ đại Serge Boulgakov, là “chức làm
mẹ Thiên Chúa’, vì tình yêu Thiên Chúa cũng có một
gương mặt mang dáng dấp nữ giới một
cách trừ tượng. Tình yêu nầy được
tỏ bày nơi Chúa Con, nhưng Chúa Con cũng là
Đấng cứu thoát và xét xử, Đấng chờ
đợi chúng ta ở trước toà phán xét của
Người. Nhưng Thiên Chúa gửi
Đức Maria ‘trước” ngày Phán Xét, để Mẹ cầu
bầu cho hết mọi tội nhân. Thiên
Chúa nhìn thấy cuộc khổ nạn trên thập giá, nhưng
cũng thấy lòng trắc ẩn của Người
đối với hết thảy những ai đang đau
khổ và được Mẹ Người mang trong tâm
hồn.
Một bí
ẩn khác mà Đức Maria tỏ lộ cho chúng ta, là bí
ẩn Giáo Hội.
Thánh Clement thảnh Alexandrie nói :” Chỉ
có duy nhất một Mẹ Đồng Trinh và tôi hài lòng
goị Người là Giáo Hội”. Mười
bảy thế kỷ sau, Cha Boulgakov lập lại lời
Ngài:” Mẹ Thiên Chúa là Giáo Hội đang cầu nguyện”.
Sự đống hoá nghịch lý nầy có nghĩa
gì? _ Rằng có một mối liên hệ mật
thiết giữa sự hiện diện của Đức
Maria và hoạt động của Chúa Thánh Linh, giữa
sự thanh luyện tâm hồn nơi Đức Maria và
sự thanh luyện nơi Giáo Hội, mà Chúa Thánh Linh là nhân
vật chủ đạo vô hình và không thể hiểu
được, nhưng được linh hồn con
người tiếp nhận, vì Chúa Thánh Linh là Đức
trinh Nữ và Đức Trinh Nữ là Giáo Hội, như
lời Thánh Ambrôsiô.
Những
lễ mừng và những hình tượng Đức Maria –
con số hết sức lớn – gán cho Mẹ vô số danh
tính. Mỗi một trong các danh tính nầy là một mô thức
hiểu biết, thông hiệp cũng mang vết tích gặp
gỡ. Như thế, các vị Cha trong đức tin
của chúng ta đã nhận ra Đức Maria như
“Nguồn Vui bất ngờ”, như “Mẹ những kẻ
sầu buồn”, ”Niềm hoan hỉ cho
toàn công cuộc tạo dựng”, ‘nơi cho kẻ bị
hư mất tìm đến”, “Nguồn Suối truyển
sức sống”, … Mỡi một trong các tượng thánh
làm nỗi bật những khía cạnh khác biệt của
Giáo Hội.
Theo nhà thần học
người Nga,Vladimir Lossky, Đức Maria cũng có
mặt ở nguyên thủy Thánh Truyền, trong hồi
ức Giáo Hội bắt đầu với những
lời của các thiên thần được các
người chăn chiên mang đến và Đức Maria
đã suy gẫm trong lòng (x. Lc 2,19.51). Theo việc nghiên
cứu thánh ca dồi dào, Mẹ cũng tham gia và các bí tích : người ta có thể nói về
Đức Maria của phép rửa, Đức Maria của
chức linh mục và Đức Maria Thánh Thể,vv…, vì,
như một nhà thần học Chính Thống khác, cha Alexis
Kniazev, nói : “Đức Maria là nguyên mẫu và hiện thân
của Giáo Hội, nhiệm thể Chúa Kitô và đền
thờ Chúa Thánh Linh”.
Nhưng cũng có một bí
ẩn thứ ba mà Đức Maria tỏ cho thấy
: bí ẩn con người nơi Thiên Chúa. Bằng
việc tiếp nhận Thiên Chúa nơi Mẹ, nhờ Chúa
Thánh Linh ngày Truyền Tin, Đức Maria chỉ cho mỗi
người trong chúng ta thấy bản tính nhân loại hoàn
toàn được thay đổi tôn lên, theo
kế hoạch của Thiên Chúa. Đức Maria bấy
giờ là hình ảnh của mỗi linh hồn
được thụ thai bởi phép
Chúa Thánh Linh và hạ sinh Đức Chúa. Biến
cố tuyệt đối độc nhất vô nhị
nầy trong lịch sử, trở thành một hệ
biến hoá đời sống thần bí cho mỗi linh
hồn, một mẫu gương đức tin [vào Chúa] Ba
Ngôi cần có Người Mẹ, Đức Maria.
Đó là những nét chính của việc tôn sùng Mẹ Thiên
Chúa trong Giáo Hội Chính Thống. Khi người ta suy
nghĩ tới kinh nghiệm Thánh Mẫu của Đông
phương, người ta luôn bị đánh động
bởi sự giống nhau và sự thân thích với cùng kinh
nghiệm Thánh Mẫu của phương Tây, mặc cho có
khác biệt về hình thức và tín điều. Mối quan
hệ gần nhau và thân thích mật thiết, hiện sinh, quan
trọng sống còn nầy, vốn mang nhữnh mầm
hiệp nhất không thể tránh né được giữa
các Giáo Hội, là một bí ẩn nữa về Đức
Maria, Đấng mà chúng ta còn cần phải khám phá
nhiều nữa.
Vladimir Zielinsky, linh mục và tác giả Chính
Thống người Nga
La Croix – 11.08.2003
BTGH chuyển ngữ và
giới thiệu
|