Hành hương đến đền “Lộ Đức phương Đông” để cầu nguyện cho sự sống và chống lại vấn nạn an tử
VietCatholic News (10 Feb 2009) Nagapattinam (AsiaNews) - Để chữa lành vết thương gây ra bởi bạo lực chống Kitô giáo ở bang Orissa và bởi cuộc chiến ở Sri Lanka; lặp lại rằng “bất kỳ hình thức nào của sự sống” cũng đều xứng đáng được tồn tại, ngay cả những người bị ốm đau tàn tật; Cuôc chiến với lôgic “ma quỷ” của an tử và sự chết; khôi phục giá trị sâu sắc của “sự đau đớn” về thể xác và linh hồn, vì trong mỗi sự đau đớn đều ẩn chứa sứ điệp của ơn cứu độ từ Thiên Chúa.
Trên đây là những ý định đặc biệt của những người hành hương tham dự vào kiệu Thánh Thể và Thánh Lễ dự định sẽ diễn ra ở Đền Thờ Đức Bà Ban Sức Khoẻ (basilica of Our Lady of Health) ở Velankanni, bang Tamil Nadu, miền Nam Ấn Độ. Ngày Thế Giới các Bệnh Nhân được cử hành vào ngày 11/02, đền Đức Mẹ Ban Sức Khoẻ, còn được gọi là đền “Lộ Đức của phương Đông”, là nơi hành hương của hàng ngàn tín hữu thuộc mọi tầng lớp xã hội và mọi tôn giáo.
Cha Xavier, linh mục chính xứ của ngôi Đền cho hay: “Trong những ngày này cho đến ngày 11/02, hàng chục ngàn người đến cầu nguyện dưới chân Đức Mẹ Diễm Phúc. Ngôi đền này đã an ủi hàng ngàn người – những người chịu đau khổ bởi bệnh tật về tâm trí, thân xác và tinh thần. Thật là cảm động khi mọi người của những niềm tin khác nhau quỳ xuống và cầu nguyện bằng sự thành tâm và trông cậy như thế, tại nơi đền thánh họ sẽ nhận được niềm an ủi”. “Niềm đau khổ không kể xiết của người dân ở quận Kandhamal, Orissa đã gợi lên những tình cảm hết sức đáng thương. Thực tế, những người hành hương đã quyên góp 100 ngàn rupi (khoảng 1.500 Euro), mà chúng tôi gửi đến Sr Nirmala, Bề trên Tổng quyền Tu Hội Nữ tử Bác Ái, như là sự trợ giúp cho người dân Kandhamal”.
Đền thờ tọa lạc trên bờ biển của Vịnh Bengal, bang Tamil Nadu, niên đại thuộc thế kỷ 17, đã phải trải qua công việc khôi phục đáng kể sau trận sóng thần hồi tháng Mười Hai năm 2004. Mặc dù trải qua thảm kịch – con số chính thức ước lượng có 3000 nạn nhân trong số những người hành hương – đền thờ vẫn là điểm đến với số lượng người gia tăng hằng năm, vì thế mỗi năm khoảng 20 triệu tín hữu từ Ấn Độ và Đông Nam Á đến đây hành hương. Nhiều người trong số họ là trẻ em, một số người ngồi trong xe lăn, những người "chạm đến tình thương của tất cả mọi người" vì khổ đau của họ. "Trong một số trường hợp, có những phép lạ chữa bệnh, nhưng luôn luôn có sự biến đổi tâm can, một sự chấp nhận thánh ý Thiên Chúa và sự thanh thản và an bình mà Đức Mẹ Diễm Phúc ban cho".
Vị tu sĩ nhấn mạnh rằng trong đêm canh thức "Ngày Thế giới các Bệnh Nhân", "sự sống mỗi con người thật quý báu", và thật cần thiết chống lại "văn hóa sự chết" mà các chính phủ và các xã hội trần tục tìm cách cổ võ, Cha Xavier giải thích thêm: "Chúng tôi được chúc phúc ở Ấn Độ, gia đình là một phạm trù rộng lớn được quan tâm thiêng liêng, và các xu hướng trong xã hội toàn cầu thế tục không ảnh hưởng nhiều đến người dân trong xã hội Ấn Độ".
Tuy vậy, ngài cũng đưa ra lời cảnh báo đối với những người cổ võ sự lan truyền của an tử và ngăn chặn phá thai ở đất nước này: "Tất nhiên, cũng có rất nhiều người bị lừa gạt khi tin rằng họ đang thực hiện để phục vụ cho việc ‘chấm dứt đau khổ của bệnh nhân’ hoặc ngăn chặn một 'đời sống vô ích' đến từ thế giới. Nhưng điều này là hoàn toàn sai và tội lỗi. Mỗi mạng sống con người đều quý báu".
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
|