VỀ CÁC SỨ ÐIỆP
Hỏi : Cô vui lòng nhắc lại những sứ điệp chính yếu mà Nữ Vương Hòa Bình đã nói từ 15 năm qua, và ngày nay có còn được lặp lại không ?
Ðáp : Tôi nghĩ là tôi đã từng đề cập đến các sứ điệp này rồi, nhưng ở đây, tôi sẽ nói lại một lần nữa. Việc lặp đi lặp lại các sứ điệp của Ðức Mẹ chẳng bao giờ được coi là vừa đủ cả.
Những sứ điệp chính yếu của Ðức Mẹ là CẦU NGUYỆN, HOÁN CẢI, ĂN CHAY, ÐỀN TỘI, VÀ HÒA BÌNH.
Khi Ðức Mẹ bảo chúng ta CẦU NGUYỆN, Ðức Mẹ không yêu cầu chúng ta cầu nguyện chỉ bằng lời ngoài môi miệng. Người muốn chúng ta mở lòng ra mỗi ngày mỗi hơn, hầu việc cầu nguyện trở thành niềm vui thực sự cho ta. Ðức Mẹ giải thích việc này bằng một ví dụ ngoạn mục. Người nói : “Hầu hết các con đều có một chậu hoa trong nhà. Nếu mỗi ngày các con tưới vào đấy vài ba giọt nước, các con sẽ thấy cây hoa lớn lên, đâm chồi, và sau cùng là nở một bông hoa thắm tươi.” Với tâm hồn chúng ta thì cũng như thế. Nếu như mỗi ngày chúng ta rót vào lòng đôi ba lời cầu nguyện, lòng chúng ta cũng sẽ lớn lên và đâm chồi nở hoa. Nhưng nếu chúng ta bỏ không tưới nước trong vài ngày, ta sẽ thấy nó tàn rụi và tan biến mất như chưa bao giờ có nó ở đấy.
Ðức Mẹ bảo : Cả chúng ta nữa, đã nhiều lần khi đến lúc cầu nguyện, chúng ta thường nói : “Hôm nay tôi không cảm thấy muốn cầu nguyện” ; “tôi đang mệt, để ngày mai tôi sẽ cầu nguyện”, v.v… Cứ thế, dời ngày này qua ngày khác… Cứ cái thói này thì mỗi ngày ta càng rời bỏ việc cầu nguyện, và tất cả những gì xảy đến do thái độ tiêu cực đó bắt đầu xâm chiếm tâm hồn ta. Vì thế nên Ðức Mẹ nói : “Như một cây hoa không thể sống thiếu nước, thì các con cũng không thể sống thiếu ơn Chúa. Việc cầu nguyện bằng con tim không thể học hỏi mà được, nhưng chỉ có thể sống nó bằng cách tiến lên từng bước một, ngày này qua ngày khác.”
Khi Ðức Mẹ bảo ĂN CHAY, Người không yêu cầu người ốm đau phải ăn chay bằng bánh mì với nước lã, nhưng là biết từ bỏ một thứ gì họ ưa thích nhất. Ðương khi có những người khỏe mạnh mà lại nói là họ không thể ăn chay chỉ vì sẽ bị nhức đầu hoặc chóng mặt, những người này thiếu ý chí cương quyết. Ðức Mẹ nói nếu chúng ta ăn chay vì lòng mến Chúa Giêsu và Ðức Mẹ, thì sẽ chẳng còn thấy khó khăn gì cả. Vì tất cả cái ta thiếu là chí quyết tâm.
Khi Ðức Mẹ nói HÒA BÌNH, thì chính Người đã đích thân đến đây mà nói : “Ta là NỮ Vương Hòa Bình và đã đến để mang hòa bình.” Nhưng Người đến không chỉ đem lại hòa bình cho thế giới, Người đến trước hết là để đem bình an vào trong tâm hồn chúng ta, trong gia đình chúng ta. Và chỉ khi nào ta đã có sự bình an đó, ta mới có thể cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Vì nếu chúng ta cầu nguyện cho hòa bình trong thế giới mà chính trong lòng mình lại không có bình an, thì cầu nguyện như vậy không có giá trị mấy.
Còn nữa, Ðức Mẹ kêu gọi chúng ta thực tâm HOÁN CẢI. Người nói : khi chúng ta gặp phải những khốn khó, rắc rối đủ chuyện, chúng ta luôn nghĩ là Ðức Mẹ và Chúa Giêsu đang ở xa ta, nhưng điều đó không đúng. Ðức Mẹ và Chúa Giêsu luôn ở bên chúng ta. Chúng ta nên mở lòng ra hầu hiểu được tình Ðức Mẹ yêu thương chúng ta đến dường nào.
Cũng thế, Ðức Mẹ nhấn mạnh cách đặc biệt là ta phải tôn Thánh Lễ lên chỗ nhất, và Mẹ cho thấy Thánh Lễ là thời khắc quan trọng nhất và thánh thiêng nhất, bởi vì lúc đó chính Chúa Giêsu sống động ngự đến, và chúng ta rước Ngài vào lòng chúng ta. Trong thời khắc đó, chúng ta dọn lòng một cách chu đáo đặc biệt để chúng ta có thể rước Chúa Giêsu với lòng yêu mến trong một cung cách xứng đáng nhất mà ta có thể.
Rồi Ðức Mẹ dặn dò chúng ta đi XƯNG TỘI mỗi tháng một lần, và Ðức Mẹ còn nói là việc ấy còn tùy theo nhu cầu mà mỗi người cảm thấy cần. Chúng ta không được đi xưng tội một cách chiếu lệ : vào xưng tội, trút hết tội xong lại tiếp tục sống như cũ, trái lại, chúng ta phải thay đổi và trở nên con người mới. Ta hãy xin linh mục lời khuyên để giúp ta tiến bộ.
Hỏi : Ðức Mẹ có nói gì với cô về thành quả của việc hiện ra, kết quả của các sứ điệp của Người không ?
Ðáp : Ðó là cái chắc. Người nói là có khá nhiều thứ hoa trái đã phát sinh. Nhưng, một lần nữa, cái đó còn tùy ở chúng ta, tùy mức độ chúng ta sẵn lòng đón nhận sứ điệp của Người nhiều hay ít. Bởi Ðức Mẹ không ép uổng ai bao giờ. Tất cả là ở chỗ chúng ta có muốn hay không, vì Thiên Chúa đã ban cho chúng ta tự do.
Ðức Mẹ không đến để ép buộc người ta tin, để nói với người này người nọ rằng : “Con phải tin”, “con buộc phải tin!”. Ai muốn tin thì tin, ai không muốn tin, thì có tự do để không tin.
Hỏi : Qua các Thông điệp mà Ðức Mẹ trao ban hàng tháng qua cô Marija, tôi thấy một đôi khi Người nói : “Mẹ vui mừng” và khi khác lại nói : “Mẹ buồn phiền”. Hỏi điều gì làm cho Ðức Mẹ vui mừng nhất và điều gì làm cho Người buồn phiền hơn cả ?
Ðáp : Tôi không thể giải thích gì về Thông điệp mà Ðức Mẹ trao ban ngày 25 mỗi tháng, vì Ðức Mẹ không ban Thông điệp cho tôi, song cho Marija. Khi Ðức Mẹ ban Thông điệp cho tôi, tôi có thể giải thích cho ông, nhưng khi tôi nghe Thông điệp ấy từ Marija, thì tôi cũng nghe như mọi người khác nghe vậy.
Ðức Mẹ vui sướng nhất là khi chúng ta đón nhận sứ điệp của Người.
Hỏi : Ðâu là lý do chính khiến ảnh hưởng của các sứ điệp của Ðức Mẹ xem ra không được cảm nhận mạnh mẽ hơn, vì vậy mà dân chúng tiếp nhận cách khó khăn ?
Ðáp : Ðiều đó phần lớn tùy thuộc vào con người. Chúng ta cần ra sức cầu xin Chúa Giêsu và Ðức Mẹ ban ơn trợ giúp, dĩ nhiên là đồng thời ta cũng phải có thiện chí để mở lòng chúng ta ra. Nếu chúng ta “khéo lo liệu” để mở lòng ra được, ắt việc đón nhận sứ điệp Ðức Mẹ sẽ không còn khó khăn gì nữa.
Có một lần, Ðức Mẹ nói là người ta sợ phải thay đổi đời sống của mình, vì hiện tại họ cảm thấy vẫn ổn, và họ nghĩ là nếu họ tiếp nhận sứ điệp thì ai mà biết được chuyện gì sẽ xảy ra cho họ ? Phần tôi, tôi cho là những người đó không việc gì mà phải sợ, bởi lẽ từ lâu họ đã đâu được ổn trong tâm hồn.
Nếu chúng ta không sẵn sàng mở lòng ra và phó thác mình cho Tình Yêu Thiên Chúa, thì chúng ta sẽ sống trong lo sợ suốt đời và sẽ không bao giờ được tự do.
Hỏi : Ðời sống gia đình là cột trụ cho một cuộc sống kitô hữu lành mạnh. Vậy sứ điệp nào của Ðức Mẹ là sứ điệp cốt yếu để thành tựu đời sống kitô hữu trong gia đình ?
Ðáp : Ðức Mẹ nói là Người sẽ rất vui sướng nếu việc nguyện kinh Mân Côi được tái lập trong gia đình chúng ta. Cha mẹ phải cầu nguyện chung với con cái, và con cái cầu nguyện cùng với cha mẹ, như vậy Satan không thể nào hãm hại chúng ta được. Mới đây Ðức Mẹ cho thấy Satan mạnh mẽ biết dường nào. Satan muốn hãm hại chúng ta trong mọi sự : trong bình an của ta, trong gia đình ta. Chính vì thế Ðức Mẹ muốn chúng ta nguyện kinh Mân Côi, vì đó là khí giới mạnh mẽ nhất chống lại Satan. Chỉ có cách này, tức là nhờ cầu nguyện, chia sẻ, trao đổi và đọc Kinh Thánh, mà gia đình thời nay mới có thể đứng vững được.
Thường thì cha mẹ là người khởi xướng việc đọc kinh trong gia đình, nhưng đáng tiếc là ngày nay, (ở nhiều gia đình) xem ra chính con cái là những kẻ khởi xướng trước, chứ không phải cha mẹ. Nhưng đối với Ðức Mẹ, ai bắt đầu là điều không quan trọng, điều quan trọng là bắt đầu. Nếu trong gia đình có người chống đối việc cầu nguyện, thì không nên cưỡng bách người ấy, nhưng để mặc họ theo ý muốn của họ. Chúng ta có mặt đấy để giúp người ấy bằng lối sống và gương tốt của chúng ta, như vậy lời cầu nguyện của ta sẽ tìm được lối lọt vào tâm can họ và rồi một lúc nào người ấy cũng sẽ nếm được niềm vui của cầu nguyện.
Cho nên, ta cần phải nhẫn nại, vì ta không thể hoàn thành một điều gì bằng la lối và chửi rủa. Tất cả những gì ta có thể làm là làm cho việc cầu nguyện trở thành cái gì quen thuộc với người ấy bằng gương tốt của ta, để rồi cả người ấy nữa cũng phải thay đổi.
Hỏi : Giới trẻ ngày nay đang đối mặt với nhiều cạm bẫy. Phải làm gì để bảo vệ cho giới trẻ khỏi những cơn hiểm nguy đó? Tôi muốn nói là hiện có những người trẻ vướng vào những tệ nạn lớn – chẳng hạn ma túy – và họ đang được chữa trị. Nhưng còn những người không có cơ hội được điều trị, thoát khỏi ma túy chẳng hạn, thì thế nào ?
Ðáp : Vấn đề chính yếu không phải là các thanh niên nam nữ bất hạnh kia không có cơ hội để được chữa trị. Vấn đề chính là những người trẻ đó, dù mắc bệnh ghiền, lại không muốn chấp nhận là họ cần được giúp đỡ, hay không chấp nhận cho người khác thấy là họ đang cần sự đó. Ông thấy đấy, tại Mễ Du đây, chúng tôi có một cộng đoàn trong đó các bạn trẻ được chữa trị
khỏi ghiền ma túy, và tôi biết những thanh niên đó không hề hổ thẹn khi kể chuyện về đời họ công khai trước mặt nhiều người.
Họ hướng dẫn việc cầu nguyện, họ lui tới các trường học và thuyết trình về chứng nghiện. Nhưng
các bậc cha mẹ ngày nay thường lấy làm hổ thẹn khi phải thừa nhận đang có một đứa con ghiền trong gia đình mình. Họ không muốn chấp nhận điều đó cho chính họ, và cũng không muốn trao đổi gì về việc này với con cái họ. Ngày nay cha mẹ sợ phải gần gũi với con cái họ.
Thật là điều không phải lẽ khi cha mẹ nói với con cái mình thế này: “Này, tiền đây, cầm lấy rồi muốn đi đâu thì đi, và muốn làm gì thì làm, tùy thích.” Và tôi thiết nghĩ, chính cách cư xử này là cội rễ của sự tan vỡ. Và ngày nay, ngay trong các khu vực của Mễ Du như Bijacovici, Citluk và những chỗ khác, dân chúng đang có cơ may kiếm ra tiền, nhưng thực ra, chính do đồng tiền mà nảy sinh đa số tệ nạn.(84) Bởi vì nếu dân chúng không có khả năng phân biệt điều tốt với điều xấu, và nếu họ không cầu xin cho được ơn phúc lành đặc biệt, thì kết cục họ sẽ suy sụp trong tội lỗi.
Chính Ðức Mẹ đã nói là giới trẻ hiện nay đang ở trong một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn,(85) và Người nói là Người đang lo âu về họ. Chúng ta chỉ có thể giúp họ bằng lời cầu nguyện và bằng tình thương.
Hỏi : Chúng ta cần phải tiếp cận giới trẻ và thúc giục họ bắt đầu suy nghĩ về vấn đề này cách nghiêm túc hơn như thế nào?
Ðáp : Người trẻ ngày nay cần được hướng dẫn. Tôi biết chắc chắn là linh mục có thể làm được rất nhiều về mặt này, và nếu các ngài không làm thì chẳng còn ai khác có thể làm.(86) Ðây là lúc phải làm một cái gì đó thực sự.
Lắm lúc tôi thất vọng khi nói chuyện với người trẻ : ít khi họ nhìn vào cặp mắt của ta. Cặp mắt của họ trống vắng niềm vui. Tôi cố gắng làm cho họ mỉm cười một chút, nhưng vô hiệu, xem ra họ hoàn toàn bất cần đời, như thể họ thiếu ý chí để sống.
Thường thì cha mẹ là người khởi xướng việc đọc kinh trong gia đình, nhưng đáng tiếc là ngày nay, (ở nhiều gia đình) xem ra chính con cái là những kẻ khởi xướng trước, chứ không phải cha mẹ. Nhưng đối với Ðức Mẹ, ai bắt đầu là điều không quan trọng, điều quan trọng là bắt đầu. Nếu trong gia đình có người chống đối việc cầu nguyện, thì không nên cưỡng bách người ấy, nhưng để mặc họ theo ý muốn của họ. Chúng ta có mặt đấy để giúp người ấy bằng lối sống và gương tốt của chúng ta, như vậy lời cầu nguyện của ta sẽ tìm được lối lọt vào tâm can họ và rồi một lúc nào người ấy cũng sẽ nếm được niềm vui của cầu nguyện.
Cho nên, ta cần phải nhẫn nại, vì ta không thể hoàn thành một điều gì bằng la lối và chửi rủa. Tất cả những gì ta có thể làm là làm cho việc cầu nguyện trở thành cái gì quen thuộc với người ấy bằng gương tốt của ta, để rồi cả người ấy nữa cũng phải thay đổi.
Hỏi : Giới trẻ ngày nay đang đối mặt với nhiều cạm bẫy. Phải làm gì để bảo vệ cho giới trẻ khỏi những cơn hiểm nguy đó? Tôi muốn nói là hiện có những người trẻ vướng vào những tệ nạn lớn – chẳng hạn ma túy – và họ đang được chữa trị. Nhưng còn những người không có cơ hội được điều trị, thoát khỏi ma túy chẳng hạn, thì thế nào ?
Ðáp : Vấn đề chính yếu không phải là các thanh niên nam nữ bất hạnh kia không có cơ hội để được chữa trị. Vấn đề chính là những người trẻ đó, dù mắc bệnh ghiền, lại không muốn chấp nhận là họ cần được giúp đỡ, hay không chấp nhận cho người khác thấy là họ đang cần sự đó. Ông thấy đấy, tại Mễ Du đây, chúng tôi có một cộng đoàn trong đó các bạn trẻ được chữa trị
khỏi ghiền ma túy, và tôi biết những thanh niên đó không hề hổ thẹn khi kể chuyện về đời họ công khai trước mặt nhiều người.
Họ hướng dẫn việc cầu nguyện, họ lui tới các trường học và thuyết trình về chứng nghiện. Nhưng
các bậc cha mẹ ngày nay thường lấy làm hổ thẹn khi phải thừa nhận đang có một đứa con ghiền trong gia đình mình. Họ không muốn chấp nhận điều đó cho chính họ, và cũng không muốn trao đổi gì về việc này với con cái họ. Ngày nay cha mẹ sợ phải gần gũi với con cái họ.
Thật là điều không phải lẽ khi cha mẹ nói với con cái mình thế này: “Này, tiền đây, cầm lấy rồi muốn đi đâu thì đi, và muốn làm gì thì làm, tùy thích.” Và tôi thiết nghĩ, chính cách cư xử này là cội rễ của sự tan vỡ. Và ngày nay, ngay trong các khu vực của Mễ Du như Bijacovici, Citluk và những chỗ khác, dân chúng đang có cơ may kiếm ra tiền, nhưng thực ra, chính do đồng tiền mà nảy sinh đa số tệ nạn.(84) Bởi vì nếu dân chúng không có khả năng phân biệt điều tốt với điều xấu, và nếu họ không cầu xin cho được ơn phúc lành đặc biệt, thì kết cục họ sẽ suy sụp trong tội lỗi.
Chính Ðức Mẹ đã nói là giới trẻ hiện nay đang ở trong một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn,(85) và Người nói là Người đang lo âu về họ. Chúng ta chỉ có thể giúp họ bằng lời cầu nguyện và bằng tình thương.
Hỏi : Chúng ta cần phải tiếp cận giới trẻ và thúc giục họ bắt đầu suy nghĩ về vấn đề này cách nghiêm túc hơn như thế nào?
Ðáp : Người trẻ ngày nay cần được hướng dẫn. Tôi biết chắc chắn là linh mục có thể làm được rất nhiều về mặt này, và nếu các ngài không làm thì chẳng còn ai khác có thể làm.(86) Ðây là lúc phải làm một cái gì đó thực sự.
Lắm lúc tôi thất vọng khi nói chuyện với người trẻ : ít khi họ nhìn vào cặp mắt của ta. Cặp mắt của họ trống vắng niềm vui. Tôi cố gắng làm cho họ mỉm cười một chút, nhưng vô hiệu, xem ra họ hoàn toàn bất cần đời, như thể họ thiếu ý chí để sống.
******************************
(84) Chúng tôi thường hay nói đùa câu này: “Tiền vào thì Chúa ra”, dựa vào lời Chúa Giêsu đã phán “Con người không thể làm tôi hai chủ, mến chủ này, sẽ ghét chủ kia… các ngươi không thể làm tôi Thiên Chúa và Tiền của được!” (Mt 6.24). (Lời dịch giả).
(85) Ivan, một trong 6 thị nhân, trả lời một cuộc phỏng vấn, đã nói : “Ðức Mẹ vô cùng quan tâm đến giới trẻ khắp thế giới và đến gia đình nói chung… Hãy xem thế giới cống hiến cho giới trẻ những gì ? – (Rượu chè, ma túy, chơi bời lãng phí, các trò tiêu khiển và mọi thứ lạc thú khác…) – Nhiều người trẻ đang bị hư hỏng trong các tệ nạn ma túy, rượu chè và đồi phong bại tục…. Người lớn lợi dụng họ, (coi họ là khách hàng tiêu thụ rất mạnh), nên bán cho họ đủ thứ độc hại. Mức luân thường đạo lý đang sa sút nơi nhiều bạn trẻ. Trường học chẳng giúp gì cho họ. Trách nhiệm cha mẹ chẳng còn bao lăm ! Tất cả những cái đó làm họ rất đau khổ. Nó tàn phá cuộc đời họ còn tệ hại hơn cả chiến tranh.” (Trích sách Mẹ Ðến Lần Cuối, số 368, tr. 300).
Còn Vicka thuật lại một lời Ðức Mẹ: “ Hỡi giới trẻ thân yêu, tất cả những gì thế gian cống hiến cho các con đều chỉ là phù du. Qua các vật mà thế gian hiến cho, các con có thể nhận thấy là Satan khai thác các cơ hội đó hằng giây hằng phút để chinh phục các con về cho nó. Cách riêng, Satan mong muốn phá hủy bằng được các gia đình và cuộc sống gia đình. Nó mong muốn triệt phá sự bình an và tình yêu thương trong gia đình, và nó thi hành việc đó nhờ tay các con bằng cách lôi cuốn các con đi vào những lối sống của thế gian. Hỡi các con thân yêu ! Ðây là thời kỳ ơn sủng lớn lao. Mẹ muốn các con hãy tập sống các Sứ điệp của Mẹ, hãy thực thi các sứ điệp ấy bằng cả tâm hồn mình… Hãy cầu nguyện để có được an bình ngay trong cõi lòng các con, và sau đó an bình trong gia đình các con…” (Trích sách dẫn trên, số 226, tr. 208)
(86) Có thể lấy câu nói này gợi ý cho các linh mục giúp người trẻ bị sa đà trong tệ nạn ma túy của nước ta hiện nay chăng ?