MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: thiên chúa :: cảm nghiệm vinh danh chúa
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
CN 954: ĂN CHAY VÀ CẦU NGUYỆN
Thứ Tư, Ngày 3 tháng 9-2008

CN 954:  ĂN CHAY VÀ CẦU NGUYỆN

Trích trong dịch phẩm “Lạy Chúa, xin dạy chúng con cầu nguyện.” của dịch giả Duyên Thập Tự. Nguyên Tác: Seigneur, Apprends-Nous A Prier, tác giả: André Nazé.

"Như các trinh nữ khôn ngoan trong Tin Mừng, chúng ta cũng giữ cho đèn chúng ta cháy sáng mà đón đợi vị hôn phu của chúng ta đến. Lời Chúa là dầu và Lời Chúa nâng đỡ sự đợi chờ của chúng ta. Hôn phu không có mặt ở đó, chúng ta chỉ có lời hứa rằng Ngài sẽ đến. Nhưng vào lúc nào? Không một ai biết cả!

Sự vắng mặt của Chúa Giêsu và việc chúng ta kiên trì đợi chờ Ngài trở lại còn bày tỏ ra bằng một cách thế khác trong đời sống của chúng ta:

”Một ngày nọ, các môn đệ của Gio-an đến hỏi Chúa Giêsu rằng:

‘Tại sao chúng tôi ăn chay và những người Pha-ri-sêu ăn chay, còn môn đệ của Ngài thì không?’

Chúa Giêsu trả lời họ:

‘Bạn của chàng rể không thể buồn đang khi chàng rể còn ở với họ. Sẽ đến ngày chàng rể bị cất đi khỏi họ, lúc đó họ sẽ ăn chay.’ (Mt. 9, 14-15)

Vậy thì chay tịnh của người Ki Tô Hữu là dấu chỉ Chúa Giêsu đang đến, và là thử thách lớn lao mở đầu cho tận cùng thời gian đã ở ngay bên cửa. Hình như chay tịnh có một chỗ đứng quan trọng trong đời sống Chúa Giêsu. Trong cô tịch của sa mạc, nơi ngưỡng cửa của đời sống công khai, khi những thử thách lớn lao ập đến thì Ngài luôn luôn chay tịnh; trong cơn cám dỗ quyết định cuối cùng, khi thực sự “sáp lá cà” với ma qủy, Ngài đã hoan hỉ ra đi nhờ sức mạnh Thánh Thần là Ðấng đưa dẫn Ngài vào sa mạc.(Mt 4, 1)

Khi chiến đấu trong trận chiến này, Chúa Giêsu chỉ trang bị Lời Kinh Thánh mà Ngài dùng như những mũi tên chống lại những gợi ý của tên cám dỗ. Ngài đã chọn một nơi hoàn toàn cô tịch, nơi chẳng chút gì mến khách, trong canh thức và chay tịnh, để đứng vững trong cầu nguyện trước mặt Chúa Cha. Cô tịch, chay tịnh và canh thức là trường học mà Ngài dùng để dạy cho con người trong thế gian này cầu nguyện. Thế cho nên tại sao chay tịnh của chúng ta thông thường phải đi đôi với cầu nguyện; cái này phải kèm theo cái kia trong cuộc chiến chống lại ma quỷ và cám dỗ.

Một dị bản rất cổ của bản văn Tin Mừng nói rõ cho chúng ta điều đó:

”Một vài loại quỷ chỉ có thể trừ được bằng cầu nguyện và ăn chay.” (Mc.9,29)

Nếu dị bản cổ này không thuộc bản văn nguyên thủy thì nó cũng biểu lộ một cách nhất trí rất xưa của truyền thống, và dựa vào gương sống của Chúa Giêsu. Kỹ thuật chay tịnh cũng cần được đảm nhận lại hoàn toàn trong năng động tinh thần để có thể mang lại hoa trái là biết cầu nguyện, là điều chỉ có thể được ban cho nhờ Thánh Thần.

Chay tịnh Kitô giáo trước hết không phải là một chế độ kiêng khem vì lợi ích sự quân bình tâm sinh lý. Ðiều đó cần nhưng chưa đủ. Cái đói thể xác phải trực tiếp định hướng đến một cái đói khác: đó là đói khát Thiên Chúa. Ðói tinh thần và đói thể xác liên kết hài hoà trong chay tịnh là cái được sống trong Thánh Thần, và đòi hỏi nhân danh kỹ thuật cầu nguyện.

Bởi vì ai chay tịnh cũng cần phải kinh nghiệm trong thân thể mình thế nào là con người không chỉ sống bằng cơm bánh nhưng còn bởi Lời phát xuất từ miệng Thiên Chúa. Isaac người Syria kể cho chúng ta nghe một giai thoại lý thú nhưng rất ý nghĩa sau:

“Một đan sĩ nọ có thói quen chỉ ăn hai lần mỗi tuần. Những ngày còn lại đi qua trong chay tịnh hoàn toàn. Nhưng anh ta nhận thấy rằng chay tịnh trở nên có gì đó không thể ngay khi anh ta nghĩ về nó. Và vì cứ suy nghĩ như thế nên việc cầu nguyện và thinh lặng của anh ta bị đứt đoạn trong vận hành của ngày sống. Ngay từ đầu, chay tịnh không thể nhắm đến một sự cầu nguyện không gián đoạn, vì như thế là không thực tế.”

Cũng theo tác giả đó, có một đan sĩ nọ cũng có kinh nghiệm tương tự, nhưng với một tình cảm đảo ngược. Với anh ta, ăn uống là một việc làm chính đáng. Và như thế, ngay lúc đó, anh ta có thể kiên trì trong cầu nguyện và cô tịch, dù luôn phải nén mình và không phải bao giờ cũng thành công: “Bởi vì nó không gián đoạn trong tự do và trong sự hoán cải bộc phát với Thiên Chúa. Ðiều đó không cần một cố gắng nhỏ nhoi nào.”

Vậy nên, bình thường chay tịnh được khai thông trong cầu nguyện, và thế nào cầu nguyện cũng dẫn đến một sự kiêng khem ăn uống cách tự phát. Một lần nữa ở đây chúng ta gặp thấy sự tác động qua lại phong phú giữa con tim và thân xác.

Ðiều đó có thể không? Trước khi ăn chay phải cầu nguyện, chay tịnh cần phải đào sâu một chiều kích mới trong tâm lòng con người. Bởi vì chay tịnh đến với con người từ một trong những giai điệu trọng yếu nhất của nó: giai điệu kép của thức ăn diễn ra liên tiếp như là nhu cầu và sự thỏa mãn.

Từ những giây phút đầu tiên hiện hữu ngoài dạ mẹ, bản thể nhân loại được cấu trúc nhờ sự kế thừa của hai thời điểm này. Nhờ thế mà nó mới có thể sống và mới có thể từng bước đặït mình vào trong sự đối mặt với những sự vật quanh nó. Ðứa bé sơ sinh đói hay no. Nhu cầu và thỏa mãn, đói và thỏa thuê, cùng với đặc tính đau khổ và vui sướng của nó tiếp tục đan xem nhau.
 
Người trưởng thành càng phát triển hướng đến chiều sâu bản thể thì tự đáy lòng càng có nhu cầu và cảm thấy ít thỏa mãn bởi lương thực vật chất trước mắt. Sẽ đến ngày cơn đói khát Thiên Chúa Hằng Sống xuất hiện trong nó, lấn át lương thực trần gian và khắc sâu trong cơ thể nó.

Như nai rừng mong mỏi,Tìm về suối nước trong,
Hồn con cũng trông mong,Ðược gần Ngài, Lạy Chúa!
Linh hồn con khao khát Chúa Trời.”
(TV 4, 2; 62, 2)

Khởi đi từ giây phút này, chỉ có Chúa Giêsu mới có thể bịt trám cơn khát đó: “Ai khát hãy đến với Ta, và hãy uống, hỡi kẻ tin vào Ta!...Ðiều ấy Ngài nói về Thần Khí mà các kẻ tin vào Ngài sẽ lĩnh lấy.” (Ga. 7, 37-39)

Chay tịnh tác động sâu xa đến con người, làm nó bị thương tổn, nhưng không làm hại nó, miễn là kiêng khem thể xác bền bỉ hướng đến một cái kiêng khem sâu xa hơn và thiêng liêng hơn. Nói thực ra, sự vắng mặt của Chúa Giêsu, Hôn phu của chúng ta còn có giá hơn cho con người. Từ chối lương thực trần gian có ý nghĩa rằng chúng ta muốn biểu lộ trong thân xác cái đói thế giới tương lai và Chúa Giêsu, bánh từ trời ban xuống cho chúng ta (Ga.6,33).

Khi chay tịnh được thực hành trong viễn cảnh đó, nó sẽ làm chuyển động trong nội tâm chúng ta một tiến trình thành thục, nhờ đó, tuy chậm rãi nhưng chắc chắn, chúng ta được lôi kéo đến một thực tại hiện hữu mới, hướng đến tồn- thể-trong Thánh Thần.

Tiện thể, chúng ta hãy lưu ý rằng, ý nghĩa và sức mạnh vô hình của chay tịnh phụng vụ được rút tỉa từ cùng một tiến trình đó. Sức căng được đào sâu nhờ chay tịnh chỉ được nâng lên nhờ hiệp thông bí tích với Chúa Giêsu, cũng như ngoài sự hiệp thông thánh thiện này, nó chỉ được dịu đi trong cầu nguyện sâu kín với Chúa Giêsu mà thôi.

Trong sâu xa của cõi lòng, chay tịnh và cầu nguyện làm việc cho sự phát triển tâm lý của con người. Bởi thế, nó góp phần cho tới lúc mà mọi dấu vết tội lỗi trong con người bị xóa bỏ. Cũng như con người, nhu cầu tâm lý thường hay đui mù và nặng nề do dục vọng. Do đó, nó cũng phải chịu một sự biến hình tận căn đề. Thực tế cho thấy chay tịnh thôi thì không đủ để làm thăng hoa nhu cầu của ăn thân xác lên bình diện tinh thần. Bởi vì tồn tại một tham thực tinh thần, cái địa tâm này cũng bằng cái kia và nó hãm lại mọi hoạt động tự do của ân sủng trong chúng ta giống như thế.

Chay tịnh thì đòi hỏi hơn nhiều. Vấn đề ở chỗ từ bỏ mọi cảm khoái địa tâm, và biến đổi mọi nhu cầu, dù thế nào cũng phải kiên nhẫn và tôn trọng ước muốn của Ðấng khác, vì chỉ có Ngài, trong sự khác biệt không thể giản lược, có thể tự do ban mình cho chúng ta mà không bắt buộc. Nhu cầu cần Thiên Chúa của chúng ta ít nhiều khẩn thiết, và một mặt nào đó, nó muốn cột Ngài lại với sự thay đổi thất thường của chúng ta, để biến đổi nhờ cầu nguyện và chay tịnh trong sự mở ra bằng khiêm tốn và trông đợi mà nó luôn quan tâm. Chúng ta chỉ có thể cầu khẩn Thiên Chúa từ vực thẳm chứ không bao giờ có thể ra lệnh cho Ngài. (TV. 129,2)

Thực vậy, chúng ta không thể cầm nắm Thiên Chúa như người ta cầm một miếng bánh trong tay. Chúng ta không thể uống Thần Khí như uống nước. Ðể sử dụng thỏi kim cương tâm lý này, chay tịnh và cầu nguyện có thể tiến hành trong chúng ta cuộc vượt qua từ nhu cầu đến ước muốn.
 
Trong ngôn ngữ Thánh Kinh, điều đó có nghĩa rằng chúng ta không còn vui thú dùng sữa dành cho trẻ sơ sinh nữa, nhưng bây giờ chúng ta có thể dùng được thức ăn cứng là Thánh Thần, đó là thức ăn dành cho những ai đã đạt tới tầm vóc con người trưởng thành trong Ðức Giêsu (x 1 Pr.2,2; Ep.4013). Lúc đó chay tịnh và cầu nguyện là biểu lộ của một tình yêu tinh khôi-tình yêu trinh khiết theo cách nói thời Trung cổ-nó sẽ thể hiện ra bằng một sự phó thác vô điều kiện và kiên nhẫn đợi chờ trong hạo nhiên và tự do những điều kỳ diệu mà Thiên Chúa sẽ thực hiện trong đời sống chúng ta.

Thánh Romuald đã dùng một hình ảnh chính xác để nói về điều đó, “Con người cầu nguyện thì như con gà con, luôn bằng lòng với tất cả những gì Thiên Chúa ban cho nó (Contantus de gratia Dei), nó không có gì để ăn nếu như gà mẹ-nghĩa là ân sủng (mater gratia!)-không cho nó.”

Khi đó mọi nhu cầu vô ý thức được biến đổi trong ước muốn tinh khôi. Nơi đó, Thiên Chúa cũng có thể tương thông bằng sự xót thương của Ngài. Món quà hậu hỉnh đó thuận cho chúng ta nhưng ân ban nhưng không của nó, nhưng chúng ta chưa bao giờ chiếm được:

Nào tôi có ai trên trời?
Ngoài Người, tôi chẳng màng gì dưới đất.”
(TV. 72, 25)

Khi đó chay tịnh trở nên suối mạch tình yêu khôn tả. Niềm vui của những người chỉ ăn nơi bàn tay Thiên Chúa. Trong khi canh thức như làm cho chúng ta vượt qua thời gian, thì chay tịnh làm chúng ta đi xuống tận đáy chiều sâu, tận những tầng vô thức trong tồn thể chúng ta, ở đó, nhờ sức mạnh Thánh Thần, chúng ta có thể đối mặt với tất cả mọi nhu cầu và mọi dục vọng. Khi tỉnh thức, con người giống như Thiên thần ngày và đêm chiêm ngưỡng dung nhan Thiên Chúa.

Chay tịnh đặt vào bản thể riêng con người cái đói sống động thẳm sâu của tạo dựng, cái đói không bao giờ có thể vơi đi trong một thân xác, mà chỉ có Thánh Thần mới có thể làm cho no thỏa. Bởi vì chỉ có Thánh Thần là Ðấng luôn luôn trao sức mạnh và mục đích cho chay tịnh và cầu nguyện. Ngài là Ðấng chuẩn nhận chúng cách vô song, vượt quá mọi nhu cầu và mọi ước muốn."

Kim Hà,
3/9/2008

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Cn 957: Nạn Khủng Bố, Sóng Thần, Và Thiên Tai. (9/10/2008)
Bạn Ở Đâu Khi Biến Cô Khủng Bố 911 Xẩy Ra? (9/10/2008)
Tưởng Nhớ Và Cầu Nguyện Cho Các Nạn Nhân Biến Cố 911 (9/10/2008)
Tưởng Niệm Và Cầu Nguyện Nhân Ngày 11 Tháng 9, Biến Cố Đau Thuơng 911 (9/10/2008)
Cn 956: Ăn Chay Có Lợi Cho Sức Khỏe. (9/8/2008)
Tin/Bài cùng ngày
Cn 955: Lời Bản Nhạc The Impossible Dream (giấc Mơ Khó Thực Hiện Được) (9/3/2008)
Tin/Bài khác
Cn 952: Được Ơn Hoán Cải Nhờ Đọc Kinh Lòng Thương Xót. (4/11/2015)
Cn 953: Cảm Nghiệm Của Đức Giám Mục Mai Thanh Lương. (8/28/2008)
Cn 951: Đan Viện Xi-tô Thánh Giuse. (8/17/2008)
Cn 950: Từ Chối Sự Hiện Diện Của Chúa. (8/7/2008)
Cn 949: Không Có Giờ Để Cầu Nguyện. (8/7/2008)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768