MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm :: suy niệm về đức mẹ
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Mười Nhân Đức Của Đức Mẹ
Thứ Sáu, Ngày 13 tháng 9-2019
ỜI NHÂN ĐỨC CỦA ĐỨC MẸ

Từ trên Thánh Giá, Chúa Giêsu đã giao phó Người mà Ngài yêu mến nhất trên thế gian này, Thánh Mẫu của Ngài, cho Thánh Gioan – và tất cả chúng ta. Mẹ là Mẹ Rất Thánh!

Trong tác phẩm “True Devotion to Mary”, Thánh Louis de Montfort đề cao 10 nhân đức quan trọng nhất của Đức Mẹ. Số 108, thánh nhân viết: “Lòng sùng kính đích thực dành cho Đức Mẹ là làm cho chúng ta xa tránh tội lỗi và noi gương nhân đức của Đức Mẹ. Mười nhân đức chính của Đức Mẹ là: khiêm nhường sâu sắc, đức tin sống động, vâng lời tuyệt đối, cầu nguyện không ngừng, luôn từ bỏ mình, tinh tuyền trổi vượt, đức mến nồng nàn, kiên nhẫn anh hùng, tử tế siêu phàm, và khôn ngoan tuyệt trần.”

Chúng ta hãy khiêm nhường cầu xin Đức Mẹ ban ơn để hiểu được 10 nhân đức mà Mẹ đã luôn thực hành tới mức hoàn hảo, chúng ta cũng xin ơn để có thể thực hành các nhân đức này trong đời sống hằng ngày của chúng ta.

1. KHIÊM NHƯỜNG SÂU SẮC

Người khiêm nhường nhận biết rằng mọi điều tốt lành mình đã làm và có thể làm là kết quả do Thiên Chúa hiện hữu trong cuộc đời của mình. Đức Mẹ là người khiêm nhường nhất khi tự nhận là nữ tỳ của Chúa. Trong bài ca Magnificat (Lc 1:46-55), Đức Mẹ nói rằng Thiên Chúa đã đoái nhìn đến thân phận mọn hèn của Mẹ. Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho một tâm hồn khiêm nhường như Đức Mẹ, chúng ta xin dâng mọi thành công và thất bại của mình cho Thiên Chúa.

2. ĐỨC TIN SỐNG ĐỘNG

Đức tin là một trong ba nhân đức đối thần – Tin, Cậy, Mến. Đức tin là tín thác vào Thiên Chúa và Lời Ngài dù không thấy bằng mắt. Chúa Giêsu đã trách tông đồ Thomas đa nghi và nói: “Phúc thay những người không thấy mà tin!” (Ga 20:29) Đức Mẹ là Người Nữ thượng hạng về đức tin. Mặc dù chứng kiến Con Yêu chịu khổ nạn và chịu chết, Đức Mẹ vẫn tin rằng Ngài sẽ chiến thắng tử thần. Vì thế, khi chúng ta có vẻ nghi ngờ, hãy đến với Đức Mẹ, và xin Mẹ cầu thay nguyện giúp.

3. VÂNG LỜI TUYỆT ĐỐI

Khi sứ thần truyền tin, Đức Mẹ đã đồng ý: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” (Lc 1:38) Đức Mẹ thể hiện động thái đáng khâm phục về việc vâng theo Lời Chúa và tin vào Thánh Ý Ngài. Khi chúng ta bị cám dỗ nổi loạn chống lại Thiên Chúa, hãy noi gương Đức Mẹ vâng lời Thiên Chúa, và noi gương Chúa Giêsu, Đấng “hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.” (Pl 2:8)

4. CẦU NGUYỆN KHÔNG NGỪNG

Cầu nguyện là giao tiếp với Thiên Chúa. Ngoài Chúa Giêsu, không có tấm gương nào hơn Đức Mẹ trong việc cầu nguyện liên lỉ. Kinh Thánh cho biết: “Bà Maria thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng.” (Lc 2:19) Đức Mẹ luôn nghĩ về Chúa và yêu mến Chúa hết lòng, không ngừng giao tiếp với Chúa Ba Ngôi – Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần. Ác thần lười biếng có thể tấn công tất cả chúng ta. Xin Đức Mẹ giúp chúng ta kiên tâm, nhiệt thành và trung thành cầu nguyện. Cầu nguyện là bí quyết để được cứu độ. Không khí cần cho lá phổi, cầu nguyện cần cho linh hồn.

5. LUÔN TỪ BỎ MÌNH

Cách sống khổ hạnh dẫn tới sự sống thần bí kết hiệp với Thiên Chúa. Đức Mẹ từ khước và hy sinh mọi nơi và mọi lúc. Khi làm vậy, Đức Mẹ hoàn toàn để cho Thiên Chúa điều khiển và tác động trong đời Mẹ. Khi hiện ra tại Lộ Đức và Fatima, Đức Mẹ mạnh mẽ khuyến khích cầu nguyện, và cả hy sinh nữa. Khi hy sinh, chúng ta noi gương Đức Mẹ cách từ bỏ mình. Việc từ bỏ mình hướng chúng ta tới Thiên Chúa và xóa bỏ mình. Đức Mẹ luôn luôn tập trung vào Thiên Chúa, không bao giờ chú ý đến mình. Ước gì đó cũng là cách sống của mỗi chúng ta!

6. TINH TUYỀN TRỔI VƯỢT

Đức Mẹ là Đấng Vô Nhiễm, Đấng Trọn Đời Đồng Trinh. Tại Fatima, Đức Mẹ buồn bã cho biết rằng đa số các linh hồn hư mất vì tội phạm đến nhân đức trong sạch. Đức Mẹ đồng trinh trước và sau khi sinh Chúa Giêsu. Lòng sùng kính đích thực dành cho Đức Mẹ có thể giúp chúng ta duy trì sự tinh tuyền, nếu đã mất, có thể phục hồi nhờ bí tích Hòa Giải. Chiêm ngưỡng hình ảnh hoặc tượng Đức Mẹ có thể gợi lên tính cao quý của sự tinh khiết.

7. ĐỨC MẾN NỒNG NÀN

Đức mến, cũng gọi là đức ái, là nhân đức quan trọng nhất. (Xin đọc Bài Ca Đức Ái của Thánh Phaolô: 1 Cr 13). Đức Mẹ thực hành đức mến tới mức siêu phàm và theo hai cách, vì đức mến có hai chiều kích. Đức Mẹ yêu mến Chúa trên hết và tuyệt đối. Đức Mẹ diễn tả lòng mến Chúa một cách cụ thể bằng việc tha thiết yêu thương mọi người. Khi được truyền tin, qua lời “xin vâng” cô điều kiện, Đức Mẹ chứng tỏ tình yêu hoàn toàn dành cho Thiên Chúa. Rồi Đức Mẹ vội vã đi thăm chị Elizabeth, thể hiện tình yêu dành cho người lân cận. Noi gương Đức Mẹ, ước gì chúng ta có thể nói được như Thánh Phaolô: “Tình yêu Đức Kitô thôi thúc tôi.” (2 Cr 5:14) Ước gì chúng ta hiểu được mệnh lệnh kép “mến Chúa và yêu người” – đồng thời cố gắng thể hiện trong đời sống hằng ngày. Mt 25:31-46 cho biết Cuộc Phán Xét chung, và Thánh Gioan Thánh Giá nói: “Chúng ta sẽ bị phán xét về đức mến.”

8. KIÊN NHẪN ANH HÙNG

Không ai trong chúng ta có thể nói rằng mình luôn kiên nhẫn – mọi nơi, mọi lúc, và mọi trường hợp. Nhưng Đức Mẹ kiên nhẫn một cách lạ lùng! Khi Đức Mẹ mang thai mà đi đường xa tới Belem, rồi bị từ chối – thật là kiên nhẫn! Khi lạc mất Con Trẻ Giêsu, ba ngày sau mới tìm thấy ở Đền Thờ – kiên nhẫn vô cùng! Nhất là khi đi theo Chúa Giêsu trên hành trình khổ nạn, tới khi Con bị đóng đinh và trút hơi thở trên Thập Giá, Đức Mẹ vẫn không nao núng! Khi lòng kiên nhẫn của chúng ta bị thử thách, hãy cầu xin Đức Mẹ trợ giúp. Đức Mẹ không bao giờ bỏ mặc chúng ta đâu!

9. TỬ TẾ SIÊU PHÀM

Đối lập sự tử tế là sự khiếm nhã, thô lỗ. Hãy cố gắng tưởng tượng cách mà Đức Mẹ đã đối xử với người khác. Thái độ thân thiện, nụ cười niềm nở, lịch sự tối đa, ân cần lắng nghe – đó là cách thể hiện sự tử tế. Đức Mẹ đã làm vậy với mức độ cao nhất. Thánh Phanxicô Salê nói về nhân đức này: “Người ta có thể thu hút nhiều ruồi bằng một muỗng mật ong hơn là một thùng giấm.” Nói cách khác, cách đối xử tử tế thu hút người khác đến với Đức Kitô hơn là những cách thô lỗ. Xin Đức Mẹ dạy chúng ta những gì tử tế và ước mong chúng ta biết thực hành điều đó!

10. KHÔN NGOAN TUYỆT TRẦN

Trong Kinh Cầu Đức Bà, Đức Mẹ được Giáo Hội xưng tụng bằng một trong các danh hiệu cao cả: ĐỨC BÀ LÀ TÒA ĐẤNG KHÔN NGOAN. Người khôn ngoan biết điều gì quan trọng nhất trong cuộc sống. Tình mến mãnh liệt dành cho Thiên Chúa và ước muốn cháy bỏng được cứu độ là sự khôn ngoan đích thực. Đức Mẹ có tình mến nồng nàn dành cho Thiên Chúa và ước muốn hoán cải tội nhân để họ được sống đời đời. Đức Mẹ luôn kết hiệp với Chúa Con, ngay cả khi ở bên Thánh Giá. Vua Solomon đã từng là người khôn ngoan, nhưng ông đã thua sự yếu đuối – yếu đuối vì ham muốn – và kết thúc cuộc đời như một kẻ khờ dại. Chúng ta cầu xin Đức Mẹ, Ngai Tòa Khôn Ngoan, giành lấy cho chúng ta không chỉ đức khôn ngoan, mà còn kiên trì giữ được nhân đức này cho tới hơi thở cuối cùng!

VĨ NGÔN

Ước gì chúng ta tha thiết ước muốn nhận biết, yêu mến, và noi gương Đức Mẹ, quyết tâm suy niệm thường xuyên về các nhân đức của Đức Mẹ, và luôn cố gắng thể hiện trong đời sống hằng ngày! Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

LM ED BROOM, OMV

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Sáu Sai Lầm Về Đức Mẹ (3/26/2020)
Tin/Bài khác
Ngày 12 - 09 Lễ Danh Thánh Đức Maria (9/12/2019)
Thứ Bảy Sau Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu -- Lễ Trái Tim Vô Nhiễm Đức Maria (6/9/2019)
Qua Đức Mẹ Đến Với Chúa Giêsu Thánh Thể (5/23/2019)
Sứ Điệp Đức Mẹ Cho Thời Đại Chúng Ta (5/20/2019)
Ngày 13 - 05 --- Lễ Đức Mẹ Fatima (5/13/2019)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768