Thánh Lễ An Táng Đức
Cha Giuse Vũ Duy Thống
Thánh
lễ an táng Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống
được cử hành cách long trọng vào lúc 9g00 ngày
06.03.2017, tại Nhà Thờ Chính Tòa Phan Thiết.
Đức
TGM Phaolô Bùi Văn Đọc -TGM Sài gòn chủ tế, Đức
Cha Giuse Trần Văn Toản giảng lễ, Đức TGM
Giuse Nguyễn Chí Linh chủ sự nghi thức tiễn biệt
và Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng chủ sự
nghi thức hạ huyệt.
Đoàn
đồng tế gồm Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn
Văn Nhơn -TGM Hà nội, Đức TGM Leopoldo Girelli - đại diện Tòa Thánh tại
Việt Nam, Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh - TGM Huế
– Chủ tịch HĐGMVN và 29 Đức Giám Mục, hơn
500 Linh mục đến từ nhiều giáo phận và dòng
tu. Đông đảo quý Tu sĩ nam nữ, quý
linh tông huyết tộc và hàng chục ngàn người từ
các giáo xứ cùng hiệp thông cầu nguyện sốt sắng.
Khởi
đầu thánh lễ, Đức TGM Phaolô ngỏ lời với
cộng đoàn phụng vụ: kính chào Đức Hồng
Y, quý Đức Tổng Giám Mục, quý Đức Cha và toàn
thể quý Cha hiện diện ở đây, sáng nay chúng ta cùng
nhau cử hành lễ an táng Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống
- Giám Mục Chính Tòa Giáo Phận Phan Thiết, chúng ta xin chia
buồn với Giáo Phận Phan Thiết và cùng nhau sốt sắng
cử hành thánh lễ này, xin Chúa đón rước linh hồn
Đức Cha Giuse về Nước Chúa.
Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh - chủ
tịch HĐGM Việt Nam phân ưu.
Kế đến, Cha Antôn Lê Minh Tuấn,
Hạt trưởng Hạt Hàm tân đọc tiểu sử
Đức Cha Giuse.
Cha
Phêrô Nguyễn Thiên Cung, Giám đốc Chủng viện Thánh
Nicôla đọc điện văn phân ưu của Đức
Thánh Cha Phanxicô.
“ Đức Thánh Cha đau buồn
nghe tin Đức Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống vừa
qua đời. Ngài chân thành gởi lời chia buồn tới
linh mục đoàn, tu sĩ nam nữ và toàn thể giáo dân của
Giáo phận Phan thiết.
Trong tâm tình biết ơn về những năm
tháng Đức cha Giuse phục vụ trong sứ vụ giám
mục, Đức Thánh Cha hiệp ý với mọi người
hiện diện trong Thánh Lễ An Táng hôm nay, ký thác Đức
cha Giuse cho lòng thương xót của Thiên Chúa, là Cha chúng ta,
đối với tất cả những ai đang than khóc
buồn phiền về sự ra đi của Đức
Cha Giuse.
Đức Thánh Cha ban phép lành tòa Thánh như bảo
chứng của sự bình an và ủi an
trong Chúa Giêsu Kitô” (Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc
Vụ Khanh).
Ca
đoàn tổng hợp các Chủng sinh, Nữ tu Piáo phận
Phan thiết hát bài ca nhập lễ.
Đức TGM Phaolô làm dấu Thánh Giá
khởi sự thánh lễ, ngài mời gọi cộng
đoàn chân thành sám hối để xứng đáng cử
hành mầu nhiệm thánh.
Đức Cha Giuse Trần Văn Toản
giảng lễ.
Nội
dung như sau:
“Kỳ Diệu Đến Ngỡ
Ngàng Của Đời Người”
(St 12, 1-5; Cv
20, 17-36; Mt 17,1-8)
***
Kính thưa cộng
đoàn phụng vụ như gia đình của Thiên Chúa,
đặc biệt là gia đình giáo phận Phan Thiết rất
thân mến,
Cộng
đoàn chúng ta đang cử hành Thánh Lễ an
táng của Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, giám mục
giaó phận Phan Thiết với nhiều cảm xúc và ngỡ
ngàng. Cảm xúc và ngỡ ngàng vì cơn bệnh và sự giã
từ trần thế của Đức Cha Giuse, như kết
thúc một chuyến đi của cuộc đời. Cảm
xúc và ngỡ ngàng, vì trong chuyến đi của chức vụ,
Ngài vừa thể hiện vai trò là người cha yêu
thương và trách nhiệm, vừa là người thầy
khôn ngoan và sáng tạo, vừa là người bạn
nghĩa tình và hết tình. Cảm xúc và ngỡ
ngàng còn vì chuyến đi của sứ vụ đời
người, sứ vụ vừa là giám mục, vừa là
nhà văn hóa, vừa là thi sĩ, vừa là nhạc sĩ, vừa
là ca sĩ.
Như để
từ biệt ngài, trong cảm xúc của Thánh Lễ an táng và của những kỷ niệm về
Ngài, chúng ta được mời gọi lấy Lời
Chúa dẫn đường cho cuộc hành trình với nhiều
kỳ diệu đến ngỡ
ngàng của đời người.
Bài đọc I (St 12, 1-5) là thuật trình về
ơn gọi cuộc đời của tổ phụ
Abraham. Thật là kỳ
diệu đến ngỡ ngàng, khi ơn gọi phát xuất
một cách vô điều kiện từ Thiên Chúa “Hãy rời bỏ xứ sở…
mà đi đến đất Ta sẽ chỉ cho người”
(c.1). Thật là kỳ diệu đến
ngỡ ngàng khi ơn gọi đòi hỏi sự tín thác tuyệt
đối vào lời hứa của Chúa, “Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân tộc lớn,
sẽ chúc phúc cho ngươi” (c.2). Cũng
thật là kỳ diệu đến ngỡ ngàng khi lời
đáp trả không lý luận, không tính toán, miễn sao lệnh
Chúa được thi hành, “Ông
Apram ra đi như Đức Chúa đã phán với ông”
(c.4). Đây là một chuyến đi của
huyền nhiệm.
Đức
cha Giuse đã thực hiện chuyến đi huyền nhiệm
này như một chuyến ra khơi tại vùng biển Phan
Thiết, mà trong bài giảng “Một
chuyến ra khơi”, ngài đã mô tả là “một chuyến ra khơi chở
đầy sứ mạng”, “một
chuyến ra khơi còn nhiều sóng gió”, và “một chuyến ra khơi sẽ
phong phú” (x. trong tập “Từng
Bước Một Thôi” của Giuse Vũ Duy Thống, tr
79-86). Hôm nay, Đức Cha Giuse kết thúc chuyến
ra khơi cuộc đời.
Kết thúc
chuyến ra khơi cuộc đời của Đức
Cha Giuse, chúng ta sẽ cảm nhận được sự
kỳ diệu đến ngỡ ngàng khi nghe những lời
Thánh Phaolô từ giã giáo đoàn Êphêsô trong bài đọc II (Cv
20, 17-36), như đang nghe Đức Cha Giuse đang từ
giã cộng đoàn chúng ta, đặc biệt là từ giã
giáo đoàn Phan Thiết, và cách riêng là từ giã linh mục
đoàn giáo phận Phan Thiết.
Ngài như
đang tâm sự: “Anh em biết
ngay từ ngày đầu tiên đặt chân đến Axia,
tôi đã luôn luôn đối xử với anh em như thế
nào. Khi phục vụ Chúa, tôi đã hết lòng khiêm tốn,
đã nhiều lần phải rơi lệ, đã gặp
bao thử thách do những âm mưu của người Do thái.”
(c.18-20).
Với tinh thần
trách nhiệm, Ngài tiếp:
"Giờ đây, tôi xin phó thác anh em cho Thiên Chúa và cho lời
ân sủng của Người, là lời có sức xây dựng
và ban cho anh em được hưởng phần gia tài cùng
với tất cả những người đã được
thánh hiến (c.32).
Thật là kỳ
diệu đến ngỡ ngàng, khi bắt đầu cuộc
hành trình chức vụ giám mục, Đức Cha Giuse đã
tâm sự với anh em lớp Khai Phá tâm tình thổ lộ của
thánh Tông đồ Phaolô: “Giờ
đây, bị Thần Khí trói buộc, tôi về Giêrusalem, mà
không biết những gì sẽ xảy ra cho tôi ở đó,
trừ ra điều này, là tôi đến thành nào, thì
Thánh Thần cũng khuyến cáo tôi rằng xiềng xích và
gian truân đang chờ đợi tôi. Nhưng mạng
sống tôi, tôi coi thật chẳng đáng giá gì, miễn sao
tôi chạy hết chặng đường, chu
toàn chức vụ tôi đã nhận từ Chúa Giêsu, là long trọng
làm chứng cho Tin Mừng về ân sủng của Thiên Chúa
(c. 22-24).
Với nhiều
cảm xúc đến ngỡ ngàng tràn đầy tình yêu và
quyến luyến, Đức Cha Giuse như đang ôm lấy
cộng đoàn chúng ta, để giã từ như thánh
Phaolô: “Nói thế rồi, ông
Phaolô cùng với tất cả các anh em quỳ gối xuống
cầu nguyện. Ai nấy oà lên khóc
và ôm cổ ông mà hôn. Họ
đau đớn nhất vì lời ông vừa nói là họ sẽ
không còn thấy mặt ông nữa. Rồi họ tiễn
ông xuống tàu” (c.36-38).
Kỳ diệu
đến ngỡ ngàng một chuyến đi – Kỳ diệu
đến ngỡ ngàng một chọn lựa lên đường
– Kỳ diệu đến ngỡ ngàng một tinh thần
trách nhiệm – Kỳ diệu đến ngỡ ngàng một
tình yêu quyến luyến – Kỳ diệu đến ngỡ
ngàng một tiễn biệt trong nước mắt.
Cộng đoàn thân mến,
Abraham
đã thực hiện cuộc hành trình đức tin để
trở thành Cha của niềm Tin. Tông Đồ Phaolô đã thực hiện cuộc
hành trình định mệnh để để trở
thành Thầy dạy Đức Tin. Còn Đức cha
Giuse thân yêu của chúng ta, Ngài cũng đã thực hiện
cuộc hành trình đời minh trong tin yêu với khẩu hiệu
“Tình Yêu Đức Kitô thúc bách
chúng tôi” (2Cor 5,14). Đây là cuộc
hành trình để mình được biến đổi
trong Đức Kitô, như bài tin mừng tường thuật
về sự biến hình của Chúa Giêsu trên núi Tabore (Mt 17,1-8). Sự biến đổi
của Chúa Giêsu trên núi thánh được xẩy ra trên
đường Chúa Giêsu tiến về Giêrusalem, và sự biến
đổi của Ngài được thực hiện tròn
đầy trong màu nhiệm Vượt Qua. Đức Kitô đã sống màu nhiệm Vượt
Qua mà cao điểm là cây Thập Giá. Và nhờ cây Thánh
Giá, Chúa thi hành sứ vụ biến đổi thế giới
này: “Này đây ta đổi mới
mọi sự” (Kh 21,5).
Quả thật, trên cây
thập giá, Đức Kitô đã thi hành sứ vụ làm chứng
cho chân lý:“Tôi đã sinh ra và đến thế
gian nhằm mục đích này là: làm chứng cho sự thật,
ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi” (Ga
18,37). Sự thật mà Ngài làm chứng là nhờ Ngài, với
Ngài và trong Ngài, tất cả mọi người được
mời gọi biến đổi để trở thành “Con rất yêu dấu của Thiên
Chúa Cha” (Mt 17,5) và vì thế mọi người là anh em với
nhau trong gia đình của Thiên Chúa. Kỳ diệu đến
ngỡ ngàng trong khi ngài làm chứng cho sự thật, ngài lại
là nạn nhân của một bản án tử
hình đầy gian trá. Kỳ diệu đến ngỡ
ngàng hơn nữa, dù là nạn nhân của sự gian trá,
ngài vẫn sống trọn sự thật với căn
tính là con “Lạy cha, con phó thác
hồn con trong tay Cha” (Lc 23,46) và là anh
cả trong gia đình của Thiên Chúa: “Khi tôi được
nâng lên khỏi mặt đất, tôi sẽ lôi kéo mọi
người đến với tôi”
Trên cây thập giá, Đức
Kitô thi hành sứ vụ là hiện thân của tình yêu Thiên
Chúa: “Không có tình thương nào
cao cả hơn tình thương của người đã
hy sinh tình mạng vì bạn hữu” (Ga 15,13).
Kỳ diệu đến ngỡ ngàng, khi Ngài
thể hiện tình yêu, Ngài lại trở thành nạn nhân của
sự hận thù ghen ghét và loại trừ. Nhưng kỳ
diệu đến ngỡ ngàng hơn nữa, khi dù là nạn
nhân của hận thù, ngài vẫn sống trọn với
tình yêu tha thứ “Lạy cha xin
tha cho họ vì họ không biết việc họ làm” (Lc
23,34)
Trên cây thập giá, Đức
Kitô thi hành sứ vụ là cứu chuộc nhân loại khỏi
sự nô lệ và sự chết: “Con Người đến không phải để
được người ta phục vụ nhưng là
để phục vụ và hiến mạng sống mình làm
giá chuộc muôn nguời” (Mt 20,28). Kỳ diệu đến ngỡ
ngàng, trong khi ngài là nạn nhân của những toan tính muốn
trói buộc và dập vùi Ngài trong cái chết, thì lại là
lúc ngài hoàn thành sứ vụ “Thế
là đã hoàn tất” (Ga 19,30) và Ngài tự
do bay bổng về Thiên Chúa và “Chính
vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người, và ban tặng
danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu”
(Phi 2,9).
Dõi theo ánh sáng của Lời
Chúa, Đức Cha Giuse Phan Thiết của chúng ta cũng
đã bước vào cõi đời này với sự kỳ
diệu đến ngỡ ngàng như bước vào
đường đi của Chúa Thánh Thần, “một nẻo
đường lắm bất ngờ”, “một nẻo
đường không dễ”, “một nẻo đường
chẳng giống ai” (Đường
Đi Của Thánh Thần, trong tập Hạt Nắng Vô Tư, trang 217-224). Nhưng
cũng kỳ diệu đến ngỡ ngàng vì “Tình Yêu Đức Kitô thúc bách
chúng tôi” (2Cor 5,14). Và với tình Chúa và
tình người ngài đã để mình được biến
đổi trở thành “con rất
yêu dấu của Thiên Chúa” và thi hành sứ vụ biến
đổi thế giới này, trở thành “trời mới đất mới nơi công lý ngự
trị” (2 Pr 3,13).
Anh chị em thân mến,
Với những ý tưởng
trên, chúng ta từ biệt Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống
thân yêu của chúng ta, và cũng là người con rất yêu
dấu của Thiên Chúa.
Từ biệt Ngài, chúng
ta tiếp tục cuộc hành trình cuộc đời của
mỗi người chúng ta bước theo
Đức Kitô để cảm nhận được sự
kỳ diệu đến ngỡ ngàng trong cuộc đời
ta. Xin Ngài cầu nguyện cho chúng ta.
Tiếp tục cuộc
hành trình của mình, chúng ta sẽ luôn hiệp thông với
Ngài, hướng về Đức Mẹ Tàpao, và mượn
lời kinh của Mẹ, để ca tụng sự kỳ
diệu đến ngỡ ngàng cuộc đời, ơn gọi
và sứ vụ của con người trong cõi đời
này:
"Linh hồn tôi ngợi khen Đức
Chúa,
thần trí tôi hớn hở vui mừng
Vì Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi
biết bao điều cao cả” (Lc 1, 46.48)
Bao điều kỳ diệu đến
ngỡ ngàng. Amen
Sau lời nguyện hiệp lễ, Đức TGM Leopoldo Girelli chia sẻ những tâm tình phân ưu.
“Kính thưa
Đức Hồng Y, quý Đức Cha, anh em linh mục, quý
tu sĩ, và Anh Chị Em thân mến,
Hai tuần trước,
tại Nha Trang, Đức Cha Giuse đã hiện diện
cùng cầu nguyện với chúng ta trong lễ an táng của Đức Cha Phaolô Nguyễn
Văn Hòa.
Hôm nay, chúng ta
cùng hiện diện ở Phan Thiết để nói lời
tạm biệt đau buồn với Đức Cha Giuse,
người đã đi qua “bến bờ bên kia”
đột ngột, trong lúc còn đang độ tuổi rất
tốt để dẫn dắt Giáo phận yêu quý của
mình.
Là những
con người, chúng ta cần một người bạn,
một người anh dẫn dắt tay
chúng ta và đồng hành cùng chúng ta đến nhà của
Cha; chúng ta cần một người biết đường
đi.
Như một
người anh, chắc chắn Đức cố Giám mục
Phaolô Nguyễn Văn Hòa đang nắm lấy tay Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống và cùng
đi vào ngôi nhà trên trời.
Và chúng ta có thể
hình dung cả hai Đức Cha đang ca hát ngợi khen
Thiên Chúa, công việc mà các ngài, là những ca sĩ và nhạc
sĩ trứ danh, vốn yêu thích khi còn ở với chúng ta.
Bài thánh vịnh
chúng ta hát, mà vịnh gia sáng tác như bài thánh ca về
Giêrusalem, mời gọi chúng ta noi gương theo
tinh thần của những người hành hương tiến
lên Đền Thánh, và sau cuộc leo dài, đạt đến
niềm vui tràn đầy nơi Cửa Đền.
Và lời
thánh vị hát rằng: “Tôi vui mừng
khi người ta nói với tôi: “Chúng ta sẽ tiến vào
nhà Chúa. Hỡi Giêrusalem, chân chúng tôi đang đứng
nơi của thành rồi.” (Tv. 121)
Đức
Cha Giuse giờ đây đang đi qua cửa của thành
thánh Giêrusalem trên trời, là nhà Cha, nơi có rất nhiều
chỗ, theo nghĩa Thiên Chúa có chỗ dành cho tất cả.
Do đó, chúng
ta cảm nghiệm được niềm hy vọng tin
tưởng rằng chúng ta cũng sẽ có một ngày tiến
vào thành Giêrusalem trên trời, vui hưởng cuộc sống
trọn vẹn và bình an.
Tôi muốn cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô
bày tỏ lời chia buồn chân thành đến Giáo phận
Phan Thiết vì sự ra đi của Vị Mục Tử.
Cách đặc
biệt, tôi chuyển đến các linh mục và các chủng
sinh, là những người Đức Cha Giuse hằng yêu mến,
cũng như đến với thân quyến của Đức
Cha, tình cảm sâu sắc nhất của tôi.
Đức Cha Giuse từng mơ ước Giáo
phận của ngài được hợp nhất. Ước mơ này là một di
chúc của ngài để lại. Đặc
biệt, xin các linh mục, hãy làm cho giấc mơ này trở
thành hiện thực bằng cách sống đoàn kết
trong linh mục đoàn.
Chắc chắn,
Đức Cha Giuse đang cầu nguyện cho quý cha với
những lời của Chúa Giêsu “Lạy
Cha chí thánh, xin gìn giữ các môn đệ trong danh Cha mà Cha
đã ban cho con, để họ nên một như chúng ta”.
Trong khi chúng
ta tạ ơn Thiên Chúa vì tất cả những ân huệ
mà Ngài đã ban xuống cho Đức Cha Giuse, chúng ta hãy dâng
lên Chúa Cha những công nghiệp trong cuộc Thương
khó và Tử nạn của Chúa Kitô, để có thể lấp
đầy những khoảng trống do sự yếu
đuối của con người.
Chúng ta hãy khẩn xin Đức Mẹ Tàpao cầu
bầu cho Đức Cha Giuse, là người đã đi
trước chúng ta trong hành trình cuối cùng, tiến về
sự sống đời đời.
Xin Chúa chúc lành cho Anh Chị Em”.
Tiếp theo, Cha Phêrô
Nguyễn Xuân Anh – trưởng ban tổ chức tang lễ
dâng lời cám ơn.
Sau đó, Đức Cha Giuse Nguyễn
Chí Linh chủ sự nghi thức tiễn biệt.
Cuối cùng, Đức Cha Giuse Đỗ
Mạnh Hùng chủ sự nghi thức hạ huyệt. Các vị Giám mục và
các Linh mục rảy nước thánh lên phần mộ
Đức Cha Giuse.
***
Chưa tới ba năm, lần
lượt ba vị chủ chăn của Giáo phận Phan
thiết đã về với Thiên Chúa Tình Yêu.
Thánh lễ an táng Đức Cố
Giám Mục Phaolô Nguyễn Thanh Hoan được
cử hành lúc 9giờ ngày 21.08.2014, tại Nguyện
đường Bát phúc của Tu Đoàn Bác ái Xã hội,
thi hài của ngài yên nghỉ trong phần mộ trước
mặt tiền Nguyện đường.
Thánh
lễ an táng Đức Cố Giám Mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi được cử
hành lúc 9giờ ngày 11.05.2015, tại Nhà thờ Chính tòa Phan thiết,
thi hài của ngài yên nghĩ nơi phần mộ dưới
chân tượng Đức Mẹ trong nhà thờ.
Thi hài của Đức Cố Giám Mục
Giuse yên nghĩ nơi phần mộ dưới chân tượng
Thánh Giuse trong nhà thờ.
Các vị mục tử đã an giấc
ngàn thu trong lòng đất. Người ta không sanh ra từ đất mà từ
lòng mẹ, do vậy mà họ lấy đất để
biểu trưng cho lòng mẹ. Người
trở về đất cũng là trở về với
lòng mẹ, nơi khai thiên lập địa từ thuở
ban đầu. Đất chính là nguồn
cội, mọi sự sống và cái chết đều bắt
nguồn từ đó.Thân xác từ bụi
đất rồi sẽ mục nát trong lòng đất mẹ,
chờ đợi ngày thân xác sống lại trong sự sống
bất diệt của Đức Kitô Phục sinh.
Trong
mạch thời gian, sự sống và cái chết
đổi chỗ lẫn nhau. Sự sống
thay đổi chứ không mất đi. Trầm tư trước phần mộ để
nghĩ về sự như nối dài cuộc sống bình
thường đến cõi thiêng liêng. Con người
sinh ra ở trần gian không phải để rồi
vĩnh viễn cư ngụ tại đó, mà là khởi
đầu một cuộc hành trình về với Chúa. Khi
đến trước phần mộ, thắp nén nhang nghi
ngút, đặt bó hoa tươi thắm, người kitô
hữu cảm nhận được mùa xuân vĩnh
cửu đang bừng tỏa trong ngân vang lời ca kinh
hạt nguyện cầu, cùng với niềm xác tín vào
Lời của Đấng Phục Sinh: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự
sống, ai tin vào Thầy thì dù đã chết cũng sẽ
được sống.Ai sống và tin vào Thầy sẽ
không bao giờ phải chết”.
Cuộc
đời của vị Mục tử nhân lành hiến dâng
phục vụ theo khẩu hiệu Giám Mục “Tình yêu Đức Kitô thúc bách chúng
tôi”
(2 Cor 5,14)
được tưởng thưởng bằng niềm hạnh
phúc trong Nước Thiên Chúa. Trong sự tiễn
đưa ấm áp nghĩa tình của mọi thành phần
dân Chúa, trong sự đón nhận ấm áp của đất
trời...Đức Cha Giuse thật sự vui mừng về
với Thiên Chúa Tình Yêu.
Chính trong khát vọng về
với Thiên Chúa, cội nguồn sự sống mà thi sĩ
Tagore đã dâng lời kinh tha thiết:
“Như
đàn hạc hoài hương
Bay
thẳng về tổ ấm
Trên
đỉnh núi vút cao
Qua
vùng trời thăm thẳm
Lên tận chốn huyền siêu”.
(Gitanjali 103,4).
Lm Giuse Nguyễn
Hữu An, lược ghi.
|