http://nguoitinhuu.com/sachtruyen/PadrePio/header.jpg

Chương VII

K NGUYÊN MI

V

Khi Cha Piô thúc giục Bs. Sanguinetti đến làm việc với ngài về kế hoạch xây cất bệnh viện, cha tiên đoán là nhờ một vé số mà ông sẽ có thể rời Parma và đến định cư ở San Giovanni Rotondo.

Vài năm sau, Bs. Sanguinetti được mời tới nhà của một người danh giá trong vùng là Don John Sacchetti, để chữa bệnh cho đứa con trai của ông đang đau nặng. Đứa bé được khỏi bệnh và hai ông bà thật cảm kích đến độ họ trở thành bạn thân của vợ chồng bác sĩ này. Có một lần trong khi đến thăm ông Don Sacchetti, Bs. Sanguinetti nói về kế hoạch xây cất bệnh viện của Cha Piô và ông có nhắc đến cái vé số bí ẩn đó. Ông bà Sacchetti rất thích thú, nhưng họ chưa quyết định đóng góp ǵ cả.

Khi hai vợ chồng bác sĩ từ giă, ông Don Sacchetti nói đùa: "Nhớ cho tôi biết về cái vé số bí mật đó sau khi bạn biết sự thật nhé."

Một vài tuần sau, Bs. Sanguinetti trở lại nhà ông Don Sacchetti một cách hân hoan, tay vẫy vẫy một lá thư.

Ông nói, "Tôi mới t́m ra ư nghĩa của cái vé số mà Cha Piô đề cập đến. Có một lần tôi mua công khố phiếu chính phủ và được trao tặng tấm vé số như một tờ biên nhận. Tôi mới được tin công khố phiếu ấy trúng giải thưởng và tôi được hưởng một số tiền. Bây giờ tôi có thể rảnh rang, không phải hành nghề để giúp Cha Piô xây cất bệnh viện."

Sau đó vị bác sĩ bắt tay vào việc giúp Cha Piô, và cũng từ đó danh tiếng của ông được nhiều người biết đến. Ông trở nên một người trông coi toàn thể kế hoạch và tiếp xúc với đủ mọi người, từ giới thượng lưu ở Rôma và những người sáng giá trong ngành y khoa đến giới b́nh dân ở Apulia để giúp đỡ xây cất bệnh viện.

Chính Bs. Sanguinetti là người mà Cha Piô giao phó việc chăm sóc các vết thương ở chân tay, và cạnh sườn của ngài. Có lần vị bác sĩ này nói với các đồng nghiệp, "Nếu bạn hoặc tôi phải chịu sự đau khổ chỉ bằng một phần mười sự đau khổ của Cha Piô thôi, có lẽ chúng ta cũng đủ chết."

Cuộc chiến bây giờ đă chấm dứt, Bs. Sanguinetti làm việc một cách cần mẫn và hiểu biết, ông giúp kiến trúc sư Angelo Lupi hoạch định việc xây cất. Tuy nhiên, điều kiện hỗn độn của quốc gia sau thời chiến tạo nên nhiều khó khăn trong việc mua sắm và chuyên chở vật liệu. Ngoài ra những trở ngại về phía giáo quyền cũng như với viên chức thành phố đă làm tŕ trệ kế hoạch, măi cho đến ngày 5 tháng Mười 1946, chương tŕnh "Trợ Giúp Người Đau Khổ" mới được chính thức khởi sự. Vào ngày đáng nhớ đó, Cha Piô đă giơ tay chúc lành ban giám đốc chương tŕnh.

Sau đó việc xây cất được tiến hành mau chóng. Bước đầu tiên là phá núi. Công việc này phải mất nhiều tháng trời, và tiếng nổ vang xa hàng chục dặm như muốn lở cả núi non.

Sau việc phá núi, các phân xưởng được dựng nên để kịp chế biến mọi thứ cần thiết cho việc xây cất bệnh viện. Một ḷ nung được thành h́nh để chế tạo những viên đá nhân tạo dùng cho bên trong cũng như bên ngoài bệnh viện. Hàng trăm khung sắt lớn nhỏ cũng được chế biến, và các phân xưởng mộc cũng được thiết lập. Hàng trăm tay thợ chuyên môn làm việc ngay hiện trường để chế tạo các lớp đá làm nền và những phiến đá làm mặt tiền của bệnh viện. Việc xây cất xử dụng đến nhân lực ở vùng San Giovanni Rotondo và phụ cận đă giúp cho kinh tế trong vùng phát triển. Nhiều người làm việc t́nh nguyện để góp phần trong kế hoạch.

Nhưng vẫn có những khó khăn bất tận mà cả ba người và các kỹ sư phải t́m cách giải quyết. Đường xe lửa gần đó nhất cũng cách khoảng 25 dặm, nằm trong Foggia, và bệnh viện ở cao trên mực nước biển đến nửa dặm. Việc tiếp liệu bằng đường xe lửa thường bị chậm trễ v́ những hư hại do chiến tranh gây nên, và một phương tiện chuyên chở khác phải được mau chóng thiết lập.

Một nhà máy thủy điện cần được xây cất. Nhưng việc t́m ra nước cho nhà máy cũng là điều khó khăn. Cha Piô được hỏi ư kiến và ngài đề nghị họ dẫn một đường ống nước đặc biệt từ Apulia. Điều này được hoàn thành, đảm bảo việc cung cấp lượng nước liên tục, và việc xây cất được tiếp tục. Và ngày 16 tháng Năm 1947 là ngày đặt viên đá đầu tiên.

Cả gia đ́nh Cha Piô có mặt ở đó, ngoại trừ một người. Ông Orazio không bao giờ thấy được ngày vui mừng ấy. Vào ngày 7 tháng Mười 1946 ông chết trong tay Cha Piô, hưởng thọ tám mươi bốn tuổi. Cha Piô thật buồn trước cái chết của ông. Vài người em của cha đă thấy ngài khóc.

Có người khuyên, "Hăy can đảm lên."

Đôi mắt nâu của ngài ngước nh́n, giọng nói ngập ngừng, "Tôi thực sự đă mất một người cha." Ông Orazio Forgione được chôn gần mộ người vợ ở nghĩa trang vùng San Giovanni Rotondo.

http://nguoitinhuu.com/sachtruyen/PadrePio/piodad.jpg

Sau khi ông Orazio chết, cô Mary sống cô độc trong khu nhà với các người gia nhân, gồm bốn phụ nữ trông coi việc dọn dẹp và ăn uống. Nhưng cô không đơn côi. Dân chúng từ khắp nơi trên thế giới viết thư cho cô, và hàng ngày cô bận rộn với đống thư từ. Công việc chính yếu của cô là phúc tŕnh lên Cha Piô những nhu cầu và sự khó khăn của dân chúng. Sau đó, cô phải mất hàng giờ để trả lời thư từ, cho họ biết lời khuyên của Cha Piô. Đó là công việc mệt mỏi và bất tận, và sau này cô phải cần đến người thư kư phụ tá t́nh nguyện giúp đỡ cô.

Một năm trôi qua, và mùa thu lại đến với tu viện. Một khuôn mặt mới xuất hiện, và bỗng dưng mọi sự thay đổi trở nên tốt đẹp hơn.

Cô Barbara Ward đến từ Luân Đôn để gặp Cha Piô với những lư do riêng. Cô rất sung sướng khi nhận được sự giúp đỡ và muốn làm một điều ǵ đó cho ngài. Bs. Kisvarday cho cô biết là Cha Piô ao ước hoàn tất việc xây cất bệnh viện và hiện giờ rất cần đến tài chánh. Ông cũng cho cô biết ngân quỹ đă sút giảm đáng kể v́ sự mất giá của đồng "lira". Do đó cô quyết định tiếp tay vào dự án bệnh viện và thực hiện chuyến công du để gây quỹ ở Hoa Kỳ.

Cô Ward đă thành công và gây quỹ được $325,000 từ cơ quan cứu trợ và định cư của Liên Hiệp Quốc (United Nations Relief and Rehabilitation Administration, UNRRA), mà vị giám đốc cơ quan này là cựu thị trưởng Nữu Ước, Fiorello LaGuardia; gia đ́nh ông xuất thân từ Foggia. Sự trợ giúp này đă thoả đáp nhu cầu tài chánh của bệnh viện. Không chịu thua ḷng quảng đại, người dân nước Ư cũng đă quyên góp để có được số tiền bằng số tiền nói trên, và việc xây cất bệnh viện được tiếp tục mau chóng hơn. Khi nghe biết về số ngân quỹ, Cha Piô tươi cười rạng rỡ.

Ngài nói với các linh mục bạn trong bữa ăn ngày hôm đó, "Tôi đă nói là sẽ có tiền mà."

Mọi người mỉm cười. Có người lên tiếng, "Chúng tôi chưa bao giờ hồ nghi một chút nào."

Công việc diễn tiến tốt đẹp, ngoại trừ một vài vấn đề. Khi số ngân khoản trao tặng lớn lao đổ về th́ chính phủ nhúng tay can thiệp, và sổ sách chi thu đơn giản của Bs. Kisvarday phải được điều chỉnh lại. Những cuốn sổ chi thu đầu tiên của ông được giữ lại như một kỷ niệm đáng nhớ.

Nhờ có số ngân quỹ nên việc xây cất mới được tiếp tục, do đó các công nhân viên của bệnh viện đặt cô Barbara Ward là mẹ đỡ đầu của bệnh viện.

Vào năm 1948, Cô Mary Pyle sang Hoa Kỳ để thăm người d́ đang hấp hối v́ ung thư. Cô ở đây bốn tháng, và trong thời gian đó, bạn hữu cô thúc giục cô nói chuyện về Cha Piô với các tổ chức khác nhau ở trong nước.

Khi trở về Ư, cô kể lại cho Cha Piô nghe là trong thời gian bốn tháng này, không ngày nào mà cô không rước Lễ.

Ngài nói, "Phải. Đúng hơn là trong bốn năm qua, con không quên rước lễ một ngày nào."

"Con chưa bao giờ nói cho cha biết điều này mà."

Cha Piô giả vờ ngạc nhiên, "Chưa bao giờ?" Bốn ánh mắt nh́n nhau phản chiếu niềm vui khôn tả của một t́nh bạn đă có từ lâu.

Cô nói, "Để con ra ngoài đón anh của cha, đến thăm cha."

Kể từ khi vợ chết, ông Michael đến tu viện hàng ngày. Bây giờ ông đă ngoài sáu mươi, với mớ tóc bạc và khuôn mặt nhẵn nhụi, không để râu, ông thường nói với Cha Piô về người cha của họ, ông Orazio. Ông sống với gia đ́nh đứa con gái, tên Pia, gồm hai vợ chồng và tám đứa con.

Trong ṿng hai mươi năm sống ở San Giovanni Rotondo, ông Michael trung thành tham dự thánh lễ hàng ngày của Cha Piô vào lúc 5g sáng, và chiều tối ông cũng có mặt trong đám khách đến thăm Cha Piô. Ông thường ngồi cạnh cha và kể lể những chuyện xảy ra trong gia đ́nh và bạn hữu.

Nếu có lần nào ông ngủ quên hay tham dự Thánh Lễ trễ, Cha Piô liền nghiêm nghị lên tiếng, "Anh Michael này, phải chịu khó thức dậy cho đúng giờ. Sáng nay anh đi lễ trễ đấy!"

Một buổi sáng kia sau giờ giải tội, một bác sĩ ngồi gần ông Michael nhận thấy khuôn mặt đau khổ của Cha Piô. Một tội nhân vừa mới xưng những tội khủng khiếp với ngài.

Vị bác sĩ vội vă tiến đến, "Cha không sao chứ?"

Cha Piô gật đầu, nhưng thân thể của ngài rung lên bần bật. Ngài kêu lên, "Ôi các linh hồn. Sự cứu chuộc tốn kém biết chừng nào!"

Có ngày, khi không mạnh khoẻ đủ để rời pḥng riêng đi giải tội, ngài coi đó như một thập giá khi nghĩ đến đám đông đang chờ đợi ngài để xưng tội.

Ngài nói, "Tôi ở đây và đám đông đang đợi tôi ở ngoài kia."

"Con không lo đến điều đó," một linh mục nói như thế để an ủi ngài. Cha Piô nh́n linh mục ấy một cách nghi ngờ.

Đôi khi ngài tự hỏi tại sao đời ngài quá phức tạp và can dự đến quá nhiều người. Có những ngày hàng ngàn khuôn mặt mà ngài đă gặp hiện lên trong tâm trí ngài, sống cũng như chết, tất cả những diện mạo linh hồn vô tận mà ngài đă gặp.

Cô Italia Betti là một trong những người ấy. Trong khắp nước Ư và nhiều quốc gia Âu Châu, cô nổi tiếng là một đảng viên Cộng Sản thật hăng say. Cô sống ở Bologna, nơi cô dạy toán. Mọi người trong gia đ́nh cô đều là đảng viên Cộng Sản ngoại trừ cô em gái, Emerita, là người vẫn trung thành với đạo Công Giáo.

Cô Italia, một phụ nữ cứng rắn lúc nào cũng có vẻ khắc nghiệt, là một thành viên nhiều tham vọng của đảng và luôn luôn có mặt tại bất cứ nơi nào có cuộc đụng độ giữa Cộng Sản và Công Giáo. Lúc nào cô cũng sẵn sàng tranh đấu, và ngay cả nếu t́nh thế bắt buộc cô cũng sẵn sàng giết người.

Và rồi cô đau khổ v́ bệnh ung thư. Các bác sĩ cho biết cô không hy vọng ǵ sống sót. Trong thời gian nằm bệnh, một linh mục tự xưng là Cha Piô xuất hiện trong giấc mơ bảo cô đến San Giovanni Rotondo.

Cô chưa bao giờ nghe nói về vị linh mục ấy, nhưng trong cơn tuyệt vọng, một ngày trong tháng Mười Hai 1949, cô, mẹ cô và em cô cùng đến ngôi làng miền núi. Ba người thuê một căn nhà hai pḥng gần tu viện.

Cha Piô chào đón cô một cách nồng nhiệt và ngài giảng giải, an ủi cô. Ngài đă đem sự b́nh an và sự sáng đến trong tâm hồn cô, và đó là điều cô chưa bao giờ biết đến. Cô được rước lễ từ chính tay ngài và công khai tuyên bố từ bỏ con đường thù hận và vơ lực trước đây. Trong mười tháng bị đau khổ khủng khiếp, cô trở nên một gương mẫu của sự khiêm tốn và kiên nhẫn, hoàn toàn phó thác cho thánh ư Chúa. Cô chết một năm sau đó.

Cha Piô cũng nhớ đến một người hoán cải khác, ông Dino Serge, một kịch tác gia nổi tiếng của Ư, thường kư tên Pitigrilli.

Ông Pitigrilli là người vô thần sống ở Buenos Aires. Ông có một người bạn, tên Luigi Antonelli, cũng là văn sĩ ở Foggia. Ông Antonelli bị ung thư cổ và được bác sĩ cho biết nếu giải phẫu ông hy vọng sống được 6 tháng, nếu không th́ chỉ c̣n 3 tháng nữa là chết.

Khi việc giải phẫu đang được chuẩn bị, có người nói ông đến gặp Cha Piô, ngài ở cách đó chỉ có hai mươi bốn dặm. Trong sự tuyệt vọng, ông đồng ư, và cùng với Pitigrillli ông tham dự Thánh Lễ của Cha Piô. Là một người khách lạ của San Giovanni Rotondo, ông Pitigrilli cũng theo dơi Thánh Lễ ở một góc nhà thờ.

Sau khi Thánh Lễ chấm dứt, bỗng dưng Cha Piô quay xuống giáo đoàn và nói: "Hăy cầu nguyện nhiều. Xin mọi người hăy tha thiết cầu nguyện cho một người đang có mặt nơi đây mà họ rất cần đến lời cầu nguyện của chúng ta. Một ngày nào đó ông ấy cũng sẽ đến bàn tiệc thánh và sẽ đem theo nhiều người với ông, là những người đă từng sai lạc như chính ông."

Trong cùng ngày đó, ông Antonelli xưng tội, và Cha Piô đă khuyên bảo ông thật lâu. Sau đó ông được khỏi bệnh ung thư. Về phần ông Pitigrilli, ông trở lại đạo nhờ Cha Piô và trở nên một người hoàn toàn đổi mới. Ông về lại Buenos Aires và bắt đầu viết về sự hoán cải của ông.

Dường như cứ một vài tuần lại có người thử thách khả năng của Cha Piô. Có một linh mục ḍng Đa Minh đến từ Pompei và mặc thường phục. Ngài chưa bao giờ gặp Cha Piô, và sau Thánh Lễ, khi người ta xếp hàng vào xưng tội, vị linh mục cải trang đứng trong một góc như sợ bị lộ diện.

Trong khi Cha Piô nghe xưng tội, ngài thường liếc mắt về phía linh mục. Sau cùng ngài sai người đến gọi vị linh mục lại. Vị linh mục cải trang sững sờ và do dự tiến về phía Cha Piô.

Cha ra lệnh, "Hăy đi mặc áo chức vào."

Vị linh mục mỉm cười, cầm lấy tay Cha Piô hôn, và nói, "Đây là những ǵ con muốn biết. Bây giờ con đă tin."

Sau khi bước ra khỏi ṭa giải tội, Cha Piô sung sướng trở về pḥng khi thấy không c̣n ai đợi ngài ở hành lang. Ngài mệt mỏi cách khủng khiếp, và tự hỏi đó có phải là sự căng thẳng khi bước vào kỷ nguyên mới hay chỉ là sự mệt mỏi của một ngày làm việc khó nhọc.