http://nguoitinhuu.com/sachtruyen/PadrePio/header.jpg

Chương VIII

THÀNH TR̀ GARGANÔ

III

Khi Cha Don Michelle, cha sở của ngôi nhà thờ mới ở San Giovanni Rotondo đến gặp Cha Piô th́ ngài đang bị bệnh.

Cha Don Michelle nhắc với ngài, "Cha đă hứa là sẽ tham dự lễ khánh thành nhà thờ mới của chúng con đấy."

Cha Piô trấn an và xin kiếu, "Sẽ có người quan trọng hơn tôi rất nhiều đến nhà thờ của cha."

Cha Don Michelle bối rối. Điều ngài biết chắc chắn là không c̣n ai quan trọng hơn Cha Piô. Tuy nhiên, một vài tuần sau, một bức ảnh nổi tiếng của Đức Mẹ Ban Ơn được rước từ ngôi làng đến tu viện. Khi cuộc rước đi ngang qua nhà thờ mới th́ trời đổ mưa, và cha xứ Don Michelle mời mọi người đưa ảnh vào trong nhà thờ. Thế là mọi người đi theo bức ảnh tuôn vào nhà thờ để trú mưa.

"Đúng rồi!" Cha Don Michelle kêu lên cách sửng sốt. "Đức Mẹ là người mà ngài muốn nói tới."

Sức khoẻ yếu kém của Cha Piô khiến ngài phải ở trong pḥng nhiều hơn, và cuộc sống của ngài yên lặng cách kỳ lạ trong khi sinh hoạt bên ngoài ngày càng gia tăng. Các ṭa nhà mới được dựng lên ở mọi nơi: một vài nhà trẻ, vài cửa tiệm và vài trường tiểu học. Không hiểu sẽ tốt hơn hay tệ hơn, cao nguyên Gargano đang thay đổi một cách lạ lùng.

Bất kể những sửa sang thêm vào cho tu viện, Cha Piô vẫn tiếp tục sống trong căn pḥng ngay sát nhà thờ. Chỉ có một phương tiện hiện đại duy nhất ngài cho phép thiết kế là cầu thang máy, v́ tuổi già và sự đau đớn khiến ngài di chuyển ngày càng khó khăn hơn.

Pḥng của ngài nh́n ra mảnh vườn, gần sân thượng. Nhờ đó ngài có thể hưởng làn gió mát khi trời vào hạ. Căn pḥng nhỏ bé của ngài chỉ có một tượng thánh giá bằng gỗ treo trên tường, một cái bàn nhỏ, hai chiếc ghế mây, và cái giường sắt. Không có máy sưởi, ngay cả trong mùa đông. Khi chải đầu, ngài phải dùng tấm kính ở cửa sổ như tấm gương, và ngài phải rửa tay bằng nước lạnh khiến vết thương càng thêm nhức nhối. Ngài từ chối dùng mọi loại máy sưởi nhân tạo, từ máy chạy điện đến máy dùng hơi đốt, hoặc ngay cả ḷ than trong những đêm đông.

Khi từ chối những vật dụng ấy, ngài lấy lư do, "Dùng những phương tiện ấy, tôi sẽ không phải là một người ḍng Phanxicô."

Trong căn pḥng này, ngài đọc kinh nhật tụng và xem thư từ do một linh mục thư kư chuyển cho. Trung b́nh hàng ngày có đến sáu trăm lá thư, và từ sáu mươi đến tám mươi bức điện tín, từ khắp nơi trên thế giới. Có thời gian ngài đích thân trả lời tất cả mọi thư từ; sau này ngài chỉ trả lời những lá thư khẩn cấp; và bây giờ ngài giao việc trả lời thư từ cho các thư kư. Thư được viết bằng tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, và tiếng Ư. Mười lăm người thư kư phụ trách công việc thư từ của ngài, và bốn người trong nhóm chỉ để trả lời thư của người Ư.

Ngài không thoả đáp mọi yêu cầu. Ngài giải thích, "Chúa giúp tôi chỉ nhớ những người và những ǵ mà Người muốn. Có những lần Chúa cho tôi thấy những người mà tôi chưa từng nói chuyện hay từng thấy họ, khác với những lần tôi cầu nguyện theo ư chỉ của họ mà luôn luôn được nhận lời. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, khi Chúa không muốn nhận lời tôi, Người khiến tôi quên cầu nguyện cho những người ấy, dù rằng họ có ư chỉ rất tốt lành. Đôi khi tôi quên cả việc ăn uống. Tôi cảm ơn Chúa v́ Người đă không để tôi quên những ǵ thuộc về chức linh mục và ơn gọi Capuchin."

Những người viết thư cho cha thường nhận được một mẩu giấy nhỏ, với gịng chữ: "Cha Piô chúc lành cho bạn, và sẽ cầu nguyện theo ư chỉ của bạn. Ngài khuyến khích bạn tín thác vào sự thiện hảo của Thiên Chúa, và luôn luôn cầu xin để vâng theo thánh ư Ngài."

Mặc dù Cha Piô không chính thức chủ sự tang lễ, nhưng thỉnh thoảng ngài cũng quỳ cầu nguyện trong khi tang lễ được tiến hành. Khi tang lễ chấm dứt, và quan tài được di chuyển ra nghĩa trang, ngài đứng dậy và ban phép lành cho người quá cố.

Có lần người bạn của ngài hỏi có nên chôn cất người chết ở nơi họ sinh ra không.

Cha Piô lắc đầu. "Không," ngài trả lời cách dứt khoát. "Phải chôn cất ở nghĩa trang nơi họ chết. V́ đó là nơi Chúa gọi linh hồn họ."

Sau đó, vào lúc trưa, ngài xuất hiện ở lan can của nhà thờ cũ và đọc kinh Truyền Tin. Hôm ấy, đám đông ở bên dưới thật ồn ào.

Khuôn mặt Cha Piô lộ vẻ khó chịu. Ngài nhắc nhở họ, "Quư vị đang ở trong nhà thờ, chứ không phải nơi chợ búa."

Bây giờ Cha Piô đă bảy mươi hai tuổi và sức khoẻ của ngài không thể tiên đoán được. Vào một ngày mùa xuân trời lạnh, ngài cảm thấy đau yếu bất thường. Đó cũng là ngày tượng Đức Mẹ đến nước Ư.

Các giám mục Ư quyết định dâng hiến nước Ư cho Đức Mẹ, và để chuẩn bị ngày dâng hiến, sẽ được tổ chức vào ngày 13 tháng Chín, mọi người đồng ư sẽ rước tượng Đức Mẹ Fatima thánh du khắp các thành phố lớn trong nước Ư.

Các bác sĩ nổi tiếng--Valdoni, Mazzoni, và Gasbarrini--vội vă đến bên giường Cha Piô. Họ khám bệnh và cho ngài biết, "Đó là một bướu ung thư."

Đôi mắt Cha Piô liếc nh́n từng người và hỏi: "Có độc không?" Họ gật đầu.

"Tôi c̣n sống được bao lâu?" ngài hỏi với giọng nói bỗng dưng kiệt quệ.

Họ cho biết chỉ c̣n vài tháng, và Cha Piô thật im lặng. Ngài không c̣n nghe những lời an ủi của họ khi tâm trí ngài lướt qua những tháng ngày trong quá khứ cũng như tương lai sắp đến. Ngài yên lặng chấp nhận hoàn cảnh. Từ giường bệnh, ngài dùng máy vi âm để nói chuyện với giáo dân tụ tập bên dưới. Họ biết ngài bị bệnh nhưng không biết trầm trọng như thế nào.

Mùa xuân âm thầm trôi cho đến mùa hạ năm ấy, và vào ngày đầu tháng Tám, tượng Đức Mẹ Fatima được trực thăng đưa đến San Giovanni Rotondo, đáp xuống băi đáp của Nhà Chữa Trị Người Đau Khổ. Tháp tùng tượng là hai phi công trực thăng và Cha Mario Mason.

Tượng được trưng bầy cho công chúng kính viếng trong một vài ngày, và cả một đoàn người đông đảo từ khắp nơi trên nước Ư đến cầu nguyện trước tượng và để thăm Cha Piô. Nhưng ngài thật yếu ớt, nằm liệt giường, bất động, tâm trí không ngừng bị ám ảnh bởi lời chẩn đoán tuyệt vọng ghê gớm kia.

Vào buổi sáng đưa tiễn thánh tượng, Cha Piô nài nỉ xin được tham dự Thánh Lễ do Cha Mason cử hành, và các bác sĩ đồng ư. Ngài được đưa vào gian cung thánh, gần bàn thờ. Sau đó tượng được rước vào nhà thờ. Sợ ngài quá mệt v́ sự đau yếu nên các tu sĩ muốn khiêng tượng đến ngài, nhưng ngài từ chối và cố đến với thánh tượng, trong khi cảnh sát và các tu sĩ bảo vệ ngài khỏi bị đám đông chen lấn.

Ngài quỳ dưới chân tượng Đức Mẹ, hôn tượng, và dâng lên Đức Mẹ một chuỗi Mai Khôi vàng, và một con chim bồ câu, như dấu chỉ của sự tận hiến cho Đức Mẹ. Chung quanh ngài thật đông người, nhưng rất ít người có thể thấy được ngài. Bây giờ ngài thật mệt mỏi; khuôn mặt ngài hóp lại; trán ngài nhỏ giọt mồ hôi; và hơi thở thật mệt nhọc. Khi thấy ngài không thể nói được nữa, người ta đưa ngài trở về pḥng.

Cha Mason và hai phi công đến thăm ngài ở trong pḥng. Cuộc gặp gỡ thật ngắn ngủi v́ bác sĩ khuyên không nên để ngài nói ǵ.

Một bác sĩ nói với họ, "Ngài không thể nào cử hành Thánh Lễ hay nghe xưng tội được nữa."

Họ buồn bă đặt thánh tượng lên trực thăng và cất cánh về hướng Foggia, bỗng dưng Cha Mason bảo người phi công bay về phía tu viện và dừng lại đôi phút ngay trên phía căn pḥng của Cha Piô.

Đang khi trực thăng ở phía trên pḥng Cha Piô, ngay lúc ấy ngài kêu lên: "Lạy Mẹ rất thánh, khi Mẹ đến nước Ư, Mẹ đă để con trên giường bệnh, và bây giờ Mẹ ra đi, Mẹ vẫn để con như thế này hay sao?"

Một cách bất ngờ, toàn thân ngài rung lên bần bật. Đôi mắt ngài mở lớn, và ngài ngồi bật dậy.

"Ǵ vậy cha?" Người trợ tá chạy đến, nắm lấy tay ngài, ân cần hỏi.

Cha Piô thầm th́, "Cha khỏe rồi." Ngài mỉm cười trước con mắt ái ngại của người trợ tá. Ngài nói to hơn nữa, "Cha khỏe rồi."

Các bác sĩ vội vă đến khám nghiệm Cha Piô. Họ lắc đầu kinh ngạc khi rời pḥng.

Một tu sĩ đứng đợi ở ngoài hỏi: "Chuyện ǵ vậy? Có ǵ xảy ra cho Cha Piô không?"

Một trong các bác sĩ trả lời, "Có. Nhưng đừng hỏi tại sao. Cha Piô đă hoàn toàn b́nh phục."